DI SẢN - BẢO TỒN - KHÔI PHỤC - TÔN TẠO
Người gìn giữ văn hóa cồng chiêng xứ Mường
(Ngày đăng: 18/07/2014   Lượt xem: 501)
Bà Nguyễn Thị Lâm đã hơn 70 tuổi, luôn được người dân trong thôn Gò Đá Chẹ tin yêu, nể phục về tư cách đạo đức cũng như lối sống. Không chỉ thế, bà còn có kiến thức khá đầy đủ về văn hóa cồng chiêng của người Mường vùng cao xã Khánh Thượng (huyện Ba Vì).


Bà Nguyễn Thị Lâm.

Năm 2006, bà đã vận động người dân trong thôn đóng góp xây dựng bộ cồng chiêng của thôn gồm 12 chiếc chiêng to và 3 chiếc chiêng bé, vận động thành lập đội cồng chiêng. Có bộ cồng chiêng, bà dạy các thành viên trong đội những bài chiêng được dùng trong các buổi lễ hội hay giao lưu văn nghệ. Đó là những bài mà bà đã được học từ tấm bé. Ba bài bà tâm đắc nhất là Bông xanh bông vàng, Đợi, Cồng vang. Mỗi bài có một cách đánh, cách diễn khác nhau nhưng tất cả đều có sự hòa hợp giữa các chiêng trong một bộ. Bà nói, đánh chiêng nhìn thì dễ song để tiếng chiêng hay, vang vọng, có sự hòa quện, âm vang thì từng người trong một đội phải thuần thục, hiểu về chiêng, về tiếng chiêng để mỗi một tiếng chiêng vang lên có thể đi vào tâm trí người nghe, trở thành một bản nhạc âm vang của núi rừng. Có lẽ vì vậy mà người nghe như chìm sâu vào một miền ký ức tưởng chừng đã bị lãng quên, nơi đó có những cánh rừng hoang sơ bao bọc ngọn núi Ba Vì hùng vĩ oai nghiêm bên dòng sông Đà cuồn cuộn chảy. Đội cồng chiêng do bà làm trưởng đội gồm 15 người đã được mời đi biểu diễn tại các khu du lịch trong huyện Ba Vì như: Khoang Xanh, Đồng Mô, Ao Vua... Những dịp lễ hội tại địa phương cũng không thể thiếu sự góp mặt của đội cồng chiêng. Tiếng chiêng như một nét văn hóa tinh thần đặc sắc giúp xóa đi những nhọc nhằn mỏi mệt của cuộc sống lo toan hằng ngày, để đời sống tinh thần của con người thêm phong phú hơn.

Một điểm đặc biệt nữa là dù không qua một trường lớp đào tạo bài bản nào, nhưng bà Lâm tự may trang phục truyền thống của người Mường cho những thành viên trong đội cồng chiêng khi biểu diễn. Để may được trang phục đúng với truyền thống của người Mường không dễ, vì ngoài thành thạo đường kim mũi chỉ còn phải hiểu bản sắc của văn hóa dân tộc Mường.

Là trưởng đội cồng chiêng, được người dân tin tưởng giao trọng trách giữ gìn bộ cồng chiêng của thôn, bà Lâm luôn ý thức sâu sắc về trách nhiệm của mình, bà coi từng chiếc chiêng như "báu vật" phải bảo vệ, nâng niu. Với bà, bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa cồng chiêng chính là bảo vệ những nét văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc của người Mường vùng cao Khánh Thượng.
                                                                                                 Theo: hanoimoi
Ý kiến bạn đọc 0 bình luận
 
Gửi bình luận của bạn
(Bấm vào đây để nhận mã)
Gửi thông tin Nhập lại
 
 
                                

Bản quyền thuộc về:  Công ty cp Giáo dục và Đào tạo Hoàng Gia Quốc Tế
S
Ince 31-08-2010

Ban truyền thông quan hệ quốc tế - Hiệp hội làng nghề Việt Nam     

Phụ trách biên tập : Nhà báo Lê Kim Hoa       

Địa chỉ: T 16 Hàn Việt Tower- 348 Kim Ngưu, Q Hai Bà Trưng, Hà Nội

Văn phòng 1: Tầng 2 Tòa nhà 14a Khu đô thị Định Công - Quận Hoàng Mai _ Hà Nội - văn phòng Lineup

Văn phòng 2: 489 Hoàng Quốc Việt tầng 03                                             

International royal education & training.,jsc                                                

Tel: 024.73046226  Hot line; 0929805137 Viber - zalo :0929805137 

Email: irecvietnam@gmail.com   : facebook: irecvietnam,  


 

34
Đang xem:
72.471.475
Tổng truy cập: