DI SẢN - BẢO TỒN - KHÔI PHỤC - TÔN TẠO
Làng cổ Đường Lâm: Sớm giải quyết nhiều vấn đề cấp bách
(Ngày đăng: 05/06/2014   Lượt xem: 507)

Về làng cổ ở Đường Lâm những ngày này không còn cảnh người dân tụ tập thắc mắc khiếu kiện, làm đơn xin trả lại danh hiệu di tích cấp quốc gia. Làng cổ bình yên trong mùa gặt nhưng vẫn ẩn chứa nhiều vấn đề cấp bách cần giải quyết.

Di sản lại... kêu cứu
Đình Cam Thịnh - di sản có bề dày lịch sử văn hóa, đã ở trong tình trạng xuống cấp không thể chống đỡ hơn. Các kiến trúc bằng gỗ và các kiến trúc chạm khắc nghệ thuật bên trong đình đã bị mối mọt; xà ngang bị gẫy, mái ngói đã võng xuống, xô lệch rơi vỡ nhiều mảng và có nguy cơ đổ sập bất cứ lúc nào. Để giữ đình làng không đổ, người dân địa phương đã dùng hơn 90 cột gỗ chống đỡ mái đình, cột kèo. Song, ngôi đình còn "trụ" được bao lâu, không ai dự đoán được..
Dự án trùng tu tôn tạo đình Cam Thịnh được lên kế hoạch từ 4 - 5 năm trước. Đặc biệt, sau nhiều chuyến thực địa của các cấp lãnh đạo nhằm đánh giá sự xuống cấp của di sản, đình Cam Thịnh được liệt vào danh sách di sản cần bảo vệ khẩn cấp. "Đến nay, việc lập và duyệt hồ sơ tu bổ đã hoàn tất, nhưng số tiền 15 tỷ đồng do UBND TP Hà Nội ra quyết định đầu tư cho công tác tu bổ của 3 dự án: Đình Cam Thịnh, lăng Ngô Quyền và đình Đoài Giáp vẫn chưa được thực chi. Chúng tôi được thông báo tiền đã về đến kho bạc, nhưng vẫn chưa thể rút ra để đầu tư cho dự án" - ông Nguyễn Trọng An - Phó Trưởng ban Quản lý di tích làng cổ Đường Lâm cho biết.
Đình làng Cam Thịnh, xã Đường Lâm, Sơn Tây đang xuống cấp nghiêm trọng.Ảnh:  Đức Vân
Đình làng Cam Thịnh, xã Đường Lâm, Sơn Tây đang xuống cấp nghiêm trọng.Ảnh: Đức Vân
Quá trình tu bổ lăng Ngô Quyền có vẻ khả dĩ hơn đình Cam Thịnh, bởi dự án đã được khởi công với số vốn vẻn vẹn 2 tỷ đồng từ nguồn xã hội hóa của dòng họ Ngô. Tuy nhiên, sau gần một năm bắt tay triển khai, lăng Ngô Quyền vẫn bộn bề vướng mắc. Những tranh cãi xung quanh bức bình phong trước cửa lăng, các hạng mục nhà thủ từ, nhà vệ sinh xây mới không hợp lý vẫn nối đuôi nhau ở di tích. Đến nay, ngoài việc xin điều chỉnh hồ sơ trùng tu, thì mọi vấn đề thuộc về thi công gần như bị bỏ dở. Gạch đá, vôi vữa vung vãi khắp khu di tích. Nguyên nhân là vì 28 tỷ đồng còn lại trong quyết định đầu tư được phê duyệt vẫn chưa biết lấy từ nguồn nào. Thế mới thấy, mong muốn giữ lại một phần hồn cổ của làng cổ ở Đường Lâm không dễ dàng.
Mong ước nâng cấp “thương hiệu”
Tháng 3/2014, sau 7 năm ngóng đợi, Quy hoạch bảo tồn làng cổ Đường Lâm chính thức được công bố. Từ đây, những vấn đề như: Quy hoạch bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị di tích; quy hoạch tổng hợp mặt bằng sử dụng đất; quy hoạch tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan và thiết kế đô thị; quy hoạch hệ thống hạ tầng; phân kỳ đầu tư; tổ chức hoạt động du lịch; quy định quản lý… đã được phân định rõ ràng.
 Theo bà Dương Thị Quang (trưởng thôn Cam Thịnh): "Quy hoạch được công bố công khai ở nhà văn hóa hoặc ở các khu sinh hoạt chung của thôn làng. Có quy hoạch, người dân đã hiểu thế nào là xây dựng được phép hay không phép, và đã biết tìm ai để làm thủ tục xin phép xây dựng, cải tạo nhà. Mặc dù vấn đề giãn dân, bán vé vào làng cổ... vẫn còn gây bức xúc, nhưng cũng không đến mức "nảy lửa" như một năm về trước". 
Chính vì vậy, người dân ở làng cổ Đường Lâm lại mong ước nâng cấp "thương hiệu" từ di tích cấp quốc gia lên di tích cấp quốc gia đặc biệt vào đúng dịp kỷ niệm 10 năm làng cổ có "thương hiệu". Sau khi Bộ VHTT&DL và UBND TP Hà Nội có văn bản cho phép làng cổ Đường Lâm lập hồ sơ xin xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt trong năm 2014, thái độ của người dân khác hoàn toàn so với tinh thần làm đơn xin trả lại danh hiệu một năm trước đây. Hầu hết các tổ chức cá nhân có mặt trong hội nghị xin ý kiến đề nghị công nhận làng cổ ở Đường Lâm là di tích quốc gia đặc biệt đều đồng thuận. Song cho đến lúc này, việc làm hồ sơ đề nghị xin xếp hạng di tích lại gặp vướng. Sở VHTT&DL Hà Nội cũng có lý lẽ để từ chối hồ sơ do UBND thị xã Sơn Tây xây dựng, nhằm tránh lặp lại những vướng mắc trong quá trình bảo tồn và phát triển trong việc vận hành di sản "sống". Cũng bởi Quy chế bảo tồn, tôn tạo phát huy giá trị di sản của Đường Lâm mới được thực thi 2 tháng, những bức xúc về nơi ăn chốn ở, khu sinh hoạt cộng đồng, khu xây dựng trạm xá, trường học vẫn chưa được giải quyết; vẫn còn gặp khó giữa Luật Di sản và Luật Xây dựng. Thế nên, hồ sơ đề nghị xếp hạng di tích cấp quốc gia đặc biệt của Đường Lâm chắc sẽ lỡ hẹn trong năm 2015.
Ứng xử với di tích đơn lẻ đã khó, với di sản "sống" hàm chứa các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể trước các yêu cầu và tác động mạnh của cuộc sống công nghiệp lại càng phức tạp hơn. Chính vì vậy, các vấn đề bảo tồn và phát triển của di sản Đường Lâm chỉ giảm nhiệt, mà chưa hết "nóng".

                                                                                                                     Theo: KTĐT
Ý kiến bạn đọc 0 bình luận
 
Gửi bình luận của bạn
(Bấm vào đây để nhận mã)
Gửi thông tin Nhập lại
 
 
                                

Bản quyền thuộc về:  Công ty cp Giáo dục và Đào tạo Hoàng Gia Quốc Tế
S
Ince 31-08-2010

Ban truyền thông quan hệ quốc tế - Hiệp hội làng nghề Việt Nam     

Phụ trách biên tập : Nhà báo Lê Kim Hoa       

Địa chỉ: T 16 Hàn Việt Tower- 348 Kim Ngưu, Q Hai Bà Trưng, Hà Nội

Văn phòng 1: Tầng 2 Tòa nhà 14a Khu đô thị Định Công - Quận Hoàng Mai _ Hà Nội - văn phòng Lineup

Văn phòng 2: 489 Hoàng Quốc Việt tầng 03                                             

International royal education & training.,jsc                                                

Tel: 024.73046226  Hot line; 0929805137 Viber - zalo :0929805137 

Email: irecvietnam@gmail.com   : facebook: irecvietnam,  


 

1
Đang xem:
72.520.633
Tổng truy cập: