DI SẢN - BẢO TỒN - KHÔI PHỤC - TÔN TẠO
Hồ sơ “Tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt” đã hoàn tất và đang chờ thẩm định
(Ngày đăng: 28/05/2014   Lượt xem: 758)
 Hồ sơ “Tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt” đã được Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam phối hợp với các cơ quan liên quan hoàn tất và đang chờ Hội đồng Di sản văn hóa quốc gia tổ chức thẩm định.
Tín ngưỡng thờ Mẫu là một tín ngưỡng dân gian có lịch sử lâu đời của người Việt.Tín ngưỡng thờ Mẫu là một tín ngưỡng dân gian có lịch sử lâu đời của người Việt.

Tại văn bản số 751/BVHTTDL-DSVH ngày 14/03/2014 của Bộ VHTTDL gửi Hội đồng Di sản văn hóa quốc gia đã nêu rõ: Được sự cho phép của Thủ tướng Chính phủ theo công văn số 8868/VPCP-KGVX ngày 05/11/2012 về danh sách di sản văn hoa phi vật thể dự kiến lập hồ sơ trình Unesco giai đoạn 2012 – 2016, Bộ VHTTDL đã chỉ đạo Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức xây dựng Hồ Sơ “Tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt” đệ trình Unesco xét đăng ký vào Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại 2015. Đến nay Hồ sơ đã hoàn thành, Bộ VHTTDL đề nghị Hội đồng Di sản văn hóa quốc gia tổ chức thẩm định hồ sơ để Bộ VHTTDL có cơ sở trình Thủ tướng Chính Phủ cho phép gửi Hồ sơ đến Unesco.

Thờ Mẫu là một tín ngưỡng dân gian thuần Việt, có lịch sử lâu đời, biến chuyển thích ứng với sự thay đổi của xã hội. Tín ngưỡng thờ Mẫu hướng đến cuộc sống thực tại của con người với ước vọng sức khỏe, tài lộc, may mắn, là một nhu cầu trong đời sống tâm linh của người Việt, mang lại cho họ sức mạnh, niềm tin và có sức thu hút mọi tầng lớp trong xã hội. Tâm là giá trị cốt lõi của tín ngưỡng thờ Mẫu. Mẫu dạy con người sống hướng thiện, có cái tâm trong sáng, biết đối nhân xử thế, thờ phụng ông bà tổ tiên và biết ơn những người có công với dân, với nước.

Có một số nhà nghiên cứu cho rằng, tục thờ Mẫu có nguồn gốc từ thời Tiền sử khi người Việt thờ các thần linh thiên nhiên, các thần linh này kết hợp trong khái niệm Thánh Mẫu hay còn gọi là nữ thần Mẹ.

 

Tín ngưỡng thờ Mẫu còn gắn với một loại hình nghệ thuật truyền thống đó là hát văn ( Chầu Văn)..

 

Trải qua lịch sử, tín ngưỡng thờ Mẫu ở nước ta đã phát triển hình thành tín ngưỡng Tam phủ (Thiên phủ, Nhạc phủ, Thoải phủ), Tứ phủ (ba phủ trên có thêm Địa phủ): Đến thế kỷ XVI, trên cơ sở tín ngưỡng Tam Phủ, Tứ phủ, với sự ra đời của Thánh Mẫu Liễu Hạnh, một tôn giáo bản địa sơ khai được hình thành - đó là Đạo Mẫu.

Tín ngưỡng thờ Mẫu còn gắn liền với nghệ thuật Chầu văn hay còn gọi là Hát văn – một loại hình nghệ thuật dân gian truyền thống của người Việt đã được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia.

                                                                                               Theo: Dân tộc Việt

Ý kiến bạn đọc 0 bình luận
 
Gửi bình luận của bạn
(Bấm vào đây để nhận mã)
Gửi thông tin Nhập lại
 
 
                                

Bản quyền thuộc về:  Công ty cp Giáo dục và Đào tạo Hoàng Gia Quốc Tế
S
Ince 31-08-2010

Ban truyền thông quan hệ quốc tế - Hiệp hội làng nghề Việt Nam     

Phụ trách biên tập : Nhà báo Lê Kim Hoa       

Địa chỉ: T 16 Hàn Việt Tower- 348 Kim Ngưu, Q Hai Bà Trưng, Hà Nội

Văn phòng 1: Tầng 2 Tòa nhà 14a Khu đô thị Định Công - Quận Hoàng Mai _ Hà Nội - văn phòng Lineup

Văn phòng 2: 489 Hoàng Quốc Việt tầng 03                                             

International royal education & training.,jsc                                                

Tel: 024.73046226  Hot line; 0929805137 Viber - zalo :0929805137 

Email: irecvietnam@gmail.com   : facebook: irecvietnam,  


 

5
Đang xem:
72.520.946
Tổng truy cập: