DI SẢN - BẢO TỒN - KHÔI PHỤC - TÔN TẠO
Dấu ấn cộng đồng trong bảo tồn di sản
(Ngày đăng: 21/03/2014   Lượt xem: 428)
Dù chỉ là vùng "ảnh hưởng” của các di sản văn hóa phi vật thể như: hát quan họ, ca trù, hát văn… nhưng thời gian qua cộng đồng tại tỉnh Bắc Giang đã tạo được dấu ấn trong việc bảo tồn và phát huy các giá trị của di sản.



 Hát Quan họ

Hòa chung niềm tự hào quan họ được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, tỉnh Bắc Giang liên tục triển khai các hoạt động thiết thực nhằm bảo tồn và phát huy giá trị của di sản này. Trong đó, mô hình bảo tồn tốt nhất là trong cộng đồng và trong chính môi trường diễn xướng của dân ca quan họ do tổ chức UNESCO đề xướng được tỉnh Bắc Giang đặc biệt chú trọng. 

Ngày 18-3 vừa qua, Liên hoan Quan họ tỉnh Bắc Giang lần thứ 3 diễn ra với sự tham gia của gần 200 liền anh, liền chị từ thanh thiếu niên đến các nghệ nhân trên 80 tuổi cho thấy sức hút của di sản ngày càng lớn. Liên hoan được tổ chức 2 năm/lần nhằm bảo tồn và phát huy các làn điệu quan họ và thúc đẩy phong trào ca hát quần chúng trên địa bàn toàn tỉnh. Cùng với 5 làng quan họ cổ đã được công nhận từ năm 1971, gồm Giá Sơn, Hữu Nghi, Mai Vũ, Sen Hồ, Nội Ninh thì ở 14 làng quan họ được xác định thêm năm 2006, bao gồm: Mật Ninh, Quang Biểu, Núi Hiểu, Tam Tầng, Thổ Hà, Tiên Lát Thượng, Tiên Lát Hạ, Thần Chúc, Yên Ninh, Trung Ðồng, Vân Cốc, Ðình Cả, Ðông Long, Khả Lý Thượng thuộc huyện Việt Yên đều hội đủ các yếu tố của một làng quan họ truyền thống. Ở tất cả các địa phương này đều có nhiều gia đình có 3, 4 thế hệ cùng hát quan họ và mỗi làng đều có ít nhất một câu lạc bộ hát quan họ. Bên cạnh đó, tỉnh Bắc Giang cũng đang thực hiện chương trình đưa quan họ vào trường học, xây dựng quy hoạch bảo tồn, phát huy giá trị quan họ, đặc biệt khôi phục các làn điệu quan họ cổ.
Bên cạnh đó, di sản hát văn ở Bắc Giang cũng là "điểm nhấn” trong kho di sản văn hóa phi vật thể. Ở Bắc Giang, nghệ thuật hát văn từ lâu đã trở thành một nét sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng độc đáo và hấp dẫn. Đặc biệt, nói tới hát văn ở Bắc Giang không thể không kể đến khu di tích danh thắng Suối Mỡ - nơi hội tụ của các cung văn, thanh đồng dân gian trình diễn các giá hát văn cửa đền mang tính nhân văn và tâm linh. Tỉnh Bắc Giang đang đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, sưu tầm các bài hát chầu văn để bổ sung vào kho tàng văn hóa phi vật thể; tổ chức các câu lạc bộ hát văn và tiếp tục duy trì liên hoan diễn xướng chầu văn ở một số lễ hội. Đặc biệt, Bắc Giang đang xây dựng hát văn trở thành một trong những "sản phẩm” du lịch tại Suối Mỡ (huyện Lục Nam).

Và cũng không thể không nhắc tới sự có mặt của loại hình ca trù trên vùng đất Bắc Giang. Sự tồn tại của ca trù trên đất Bắc Giang được hiện diện tại một trong 6 ngôi đình cổ nhất Việt Nam, đó là đình Lỗ Hạnh, xã Đông Lỗ (Hiệp Hoà). Theo ông Đào Xuân Dương - Trưởng Phòng VHTT&DL huyện Hiệp Hoà, xác định được tầm quan trọng của việc bảo tồn và phát triển ca trù hiện nay, xã Đông Lỗ rất tạo điều kiện cho các CLB ở cơ sở hoạt động. Tại Hiệp Hoà có một số tác giả như Đăng Bạ, Hoàng Hợp ở các CLB thơ đã sáng tác những tác phẩm hát nói, với nội dung mới, phù hợp với thể loại ca trù. Có thể nói, trước thực tế di sản ca trù đang trong danh sách bảo vệ khẩn cấp, xã Hiệp Hoà cũng đang nỗ lực bảo tồn và phát huy di sản ca trù, giữ bằng được vốn quý cho mai sau.

                                                                                    Theo: daidoanket

Ý kiến bạn đọc 0 bình luận
 
Gửi bình luận của bạn
(Bấm vào đây để nhận mã)
Gửi thông tin Nhập lại
 
 
                                

Bản quyền thuộc về:  Công ty cp Giáo dục và Đào tạo Hoàng Gia Quốc Tế
S
Ince 31-08-2010

Ban truyền thông quan hệ quốc tế - Hiệp hội làng nghề Việt Nam     

Phụ trách biên tập : Nhà báo Lê Kim Hoa       

Địa chỉ: T 16 Hàn Việt Tower- 348 Kim Ngưu, Q Hai Bà Trưng, Hà Nội

Văn phòng 1: Tầng 2 Tòa nhà 14a Khu đô thị Định Công - Quận Hoàng Mai _ Hà Nội - văn phòng Lineup

Văn phòng 2: 489 Hoàng Quốc Việt tầng 03                                             

International royal education & training.,jsc                                                

Tel: 024.73046226  Hot line; 0929805137 Viber - zalo :0929805137 

Email: irecvietnam@gmail.com   : facebook: irecvietnam,  


 

1
Đang xem:
72.519.435
Tổng truy cập: