DI SẢN - BẢO TỒN - KHÔI PHỤC - TÔN TẠO
TP Hồ Chí Minh: Nhiều di tích có nguy cơ thành phế tích
(Ngày đăng: 20/03/2014   Lượt xem: 441)
Tính đến tháng 2-2014, Tp.Hồ Chí Minh có 146 công trình, địa điểm được xếp hạng di tích, tuy nhiên công tác quản lý, trùng tu các di tích hiện vẫn còn nhiều hạn chế, trở ngại.



Chợ Bến Thành chuẩn bị kỷ niệm tuổi 100
Ảnh THIÊN BÌNH

Hiện TP. Hồ Chí Minh có 64 di tích lịch sử (chiếm 43,8%), 80 di tích kiến trúc nghệ thuật (54,7%) và 2 di tích khảo cổ học (1,36%). Phần lớn các di tích là các công trình lâu đời nhưng công tác quản lý, trùng tu còn bất cập. Nhiều di tích đang đối mặt với tình trạng xuống cấp nghiêm trọng, có nguy cơ trở thành phế tích như chùa Giác Viên, di chỉ khảo cổ Giồng Cá Vồ hoặc bị các hộ buôn bán lấn chiếm như đình Bình Tiên… Sự tắc trách của nhiều cơ quan chức năng có liên quan đã khiến một số dự án trùng tu bị "phá sản”, mà chùa Giác Viên là 1 ví dụ. 

Dự án trùng tu chùa Giác Viên được duyệt cách đây 4 năm và cũng đã được Sở VHTT&DL đề xuất với Bộ VHTT&DL cấp vốn từ kinh phí đầu tư phát triển Chương trình mục tiêu quốc gia về văn hóa giai đoạn 2006 - 2010. Đến nay, sau khi hồ sơ dự án bị "ngâm” ở các cơ quan chức năng mà bản vẽ cũng không biết ai sẽ duyệt, Bộ Tài chính đã gửi văn bản cho UBND  thành phố đề nghị thu hồi vốn chương trình mục tiêu quốc gia của dự án này.   

Bà Vũ Kim Anh - PGĐ Sở VHTT&DL khẳng định: Nhiều di tích lịch sử đã bị biến dạng trầm trọng. Sự biến dạng này không chỉ do xuống cấp mà còn do trùng tu, như  Hội quán Nghĩa An (quận 5) được trùng tu lại với số vốn đầu tư xã hội hóa rất lớn (66 tỷ đồng) nhưng lại sai thiết kế Bộ đã duyệt. Công tác bảo tồn di tích ở nhiều địa phương xem nhẹ và không có sự phối hợp giữa các đơn vị cũng như việc quản lý lỏng lẻo, nên có tình trạng chính quyền địa phương một bên trình hồ sơ xếp hạng di tích, một bên trình dự án xây dựng công trình hoành tráng tại vị trí đó và quyết định cấp phép xây dựng được ký trước quyết định xếp hạng di tích chỉ 4 ngày, khi đơn vị quản lý xuống đến nơi thì chỉ còn biết hỡi ôi. Hoặc như chợ Bến Thành (quận I) được xem là một trong những biểu tượng của thành phố và chỉ còn ít ngày nữa là kỷ niệm 100 năm hình thành (28-3) thế nhưng đến hôm nay việc lập, trình hồ sơ xếp hạng di tích vẫn còn vướng mắc.  

Trong những tháng đầu năm 2014 qua các chuyến đi thực tế của lãnh đạo Sở VHTT&DL đến các di tích đình Hưng Phú, chùa Giác Viên, lò gốm Hưng Lợi, Giồng Cá Vồ… đánh giá các nơi này đã xuống cấp trầm trọng cần có các giải pháp tu bổ toàn diện nhưng các quận huyện chưa đề xuất thực hiện tu bổ dài hạn và bị động trong đề xuất đối với từng di tích. Công tác quản lý di sản văn hóa bất cập, theo Sở VHTT&DL vì còn thiếu quy định chi tiết về thẩm quyền thẩm định các dự án, báo cáo kinh tế kỹ thuật tu bổ di tích sử dụng ngân sách nhà nước, quy định về phân cấp quản lý di tích, thiếu quy định về trình tự, thủ tục công nhận các tổ chức, cá nhân trực tiếp quản lý di tích, nhất là đối với di tích thuộc sở hữu chung của cộng đồng, cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo…
                                                                                               Theo: daidoanket
Ý kiến bạn đọc 0 bình luận
 
Gửi bình luận của bạn
(Bấm vào đây để nhận mã)
Gửi thông tin Nhập lại
 
 
                                

Bản quyền thuộc về:  Công ty cp Giáo dục và Đào tạo Hoàng Gia Quốc Tế
S
Ince 31-08-2010

Ban truyền thông quan hệ quốc tế - Hiệp hội làng nghề Việt Nam     

Phụ trách biên tập : Nhà báo Lê Kim Hoa       

Địa chỉ: T 16 Hàn Việt Tower- 348 Kim Ngưu, Q Hai Bà Trưng, Hà Nội

Văn phòng 1: Tầng 2 Tòa nhà 14a Khu đô thị Định Công - Quận Hoàng Mai _ Hà Nội - văn phòng Lineup

Văn phòng 2: 489 Hoàng Quốc Việt tầng 03                                             

International royal education & training.,jsc                                                

Tel: 024.73046226  Hot line; 0929805137 Viber - zalo :0929805137 

Email: irecvietnam@gmail.com   : facebook: irecvietnam,  


 

5
Đang xem:
72.519.340
Tổng truy cập: