Theo Hiệp hội các nhà đầu tư
tài chính Việt Nam (VAFI), hiện nay những thương vụ thâu tóm và sáp nhập
doanh nghiệp (M&A) đang diễn ra trong các ngành nghề như ngành dệt may,
da giầy, sản xuất xi măng, ngành hàng tiêu dùng, khoáng sản, bất động sản, tư
vấn, thiết kế….
Trong vòng 3 năm lại đây, khi bức tranh thị trường chứng khoán hết sức ảm đạm,
có nhiều bất ổn, doanh nghiệp niêm yết khó huy động vốn hơn nhiều so với thời
kỳ 2005 - 2007 thì với thị trường doanh nghiệp chưa niêm yết (OTC) lại
diễn ra 1 nghịch lý, là giá bán cổ phần của 1 bộ phận doanh nghiệp OTC lại
cao hơn nhiều so với giá giao dịch hay giá bán cổ phần trên thị trường giao
dịch tập trung (có thể cao gấp vài lần tới hàng chục lần ).
Đánh giá về tình hình mua bán các doanh nghiệp, VAFI cho rằng, hiện nay nhìn
chung các thương vụ mua bán OTC không đến mức khó tính như lựa chọn đầu tư
vào doanh nghiệp niêm yết .

|
Ảnh minh hoạ
|
Theo đó, doanh nghiệp được mua chỉ cần có đầu ra phát triển, trong rất nhiều trường
hợp không đòi hỏi doanh nghiệp kinh doanh có lãi. Chẳng hạn, với loại hình
doanh nghiệp dệt may, da giầy, thường lãi thấp, tỷ suất lợi nhuận sau thuế
chỉ vài %/năm. Thậm chí, nhiều doanh nghiệp khó khăn nhưng vẫn được các nhà
đầu tư nước ngoài mua với giá thường cao hơn sổ sách. Giá trị những doanh
nghiệp này thường được xác định bằng giá trị quyền sử dụng đất, theo giá thị
trường cộng giá máy móc thiệt bị còn lại cộng với chi phí đào tạo nhân
công…
Cũng theo VAFI, đối tượng mua doanh nghiệp hiện rất đa dạng, từ doanh
nghiệp nhỏ đến doanh nghiệp lớn (trong nước hay nước ngoài ). Từ các đối tác hay
là khách hàng của doanh nghiệp được bán, đến các nhà đầu tư chiến lược
trong nước hay nước ngoài muốn mua trọn doanh nghiệp để nhanh chóng phát
triển doanh nghiệp.
VAFI cũng cho biết, những thương vụ M&A thường diễn ra trong các ngành nghề
như ngành dệt may, da giầy, sản xuất xi măng, ngành hàng tiêu dùng, khoáng
sản, bất động sản, tư vấn, thiết kế….
Nhận định về việc tính thanh khoản của doanh nghiệp OTC kém hơn nhiều so
với doanh nghiệp niêm yết, VAFI cũng cho biết, nếu vẫn để tình trạng giá trị
doanh nghiệp chưa niêm yết cao hơn nhiều so với giá trị doanh nghiệp niêm
yết, thì sẽ dẫn tới tình trạng những doanh nghiệp tư nhân kinh doanh hiệu quả
không có động cơ niêm yết, mà vẫn huy động được vốn lớn. Ngoài ra, đi kèm với
đó là thu hút được nhà đầu tư chiến lược một cách dễ dàng.
“Đã có hiện tượng doanh
nghiệp niêm yết xin tự nguyện hủy niêm yết không phải vì không đủ điều kiện
niêm yết, mà vì hủy niêm yết để dễ dàng thu hút được vốn và nhà đầu tư chiến
lược hơn . Hiện nay số doanh nghiệp niêm yết ở tình trạng như trên là rất
nhiều”, VAFI nhận định. Theo: VnMedia
|