Ông Trần Cẩm Tú, Ủy viên
Trung ương Đảng, Bí thư tỉnh ủy Thái Bình (người đứng, bên trái) cùng
lãnh đạo tỉnh Thái Bình thăm và làm việc tại Công ty cổ phần Dệt sợi
DamSan. Ảnh: CTV
Một trong những nhiệm vụ
trọng tâm của ngành công thương Thái Bình thời gian tới là tập trung
tháo gỡ về thị trường tiêu thụ, nhằm giúp các doanh nghiệp trên địa bàn
vượt qua khó khăn và tiếp tục phát triển.
Là
ngành kinh tế mũi nhọn, có tỷ trọng GDP chiếm gần 70% tổng sản phẩm của
tỉnh, trong những năm qua, ngành công thương Thái Bình đã tham mưu cho
tỉnh và tổ chức thực hiện góp phần khuyến khích các thành phần kinh tế
đầu tư vào phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và thương mại;
mở rộng hợp tác liên doanh với các đơn vị, tổ chức công nghiệp trong và
ngoài nước; tiếp thu khoa học, đổi mới công nghệ.
Bên
cạnh đó, ngành đã tham mưu cho UBND tỉnh lập quy hoạch xây dựng các khu
công nghiệp, cụm công nghiệp tập trung, phát triển kết cấu hạ tầng
thương mại; nghiên cứu chính sách khuyến khích phát triển nghề và làng
nghề truyền thống, tiểu thủ công nghiệp ở nông thôn; thực hiện Dự án
Năng lượng nông thôn II với tổng vốn đầu tư trên 400 tỷ đồng, Dự án Đầu
tư, cải tạo, nâng cấp và mở rộng lưới điện hạ thế nông thôn; tập trung
chỉ đạo các dự án lớn (trung tâm điện lực, dầu khí…).
Đặc
biệt, ngành công thương Thái Bình đã khai thác tiềm năng, thế mạnh về
nguyên liệu, nhiên liệu và lao động của địa phương, hình thành một số
ngành với nhiều sản phẩm mũi nhọn có sức cạnh tranh trên thị trường; mở
rộng quan hệ kinh tế quốc tế, phát triển thị trường xuất khẩu và thị
trường trong nước; tăng cường công tác kiểm soát thị trường, chống hàng
giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng và hàng nhập khẩu không rõ nguồn
gốc.
Thời
gian tới, để giúp doanh nghiệp vượt qua khó khăn và phát triển, ngành
công thương Thái Bình tập trung vào các giải pháp lớn. Cụ thể, tập trung
tháo gỡ về thị trường tiêu thụ cho các doanh nghiệp để phát triển sản
xuất, kinh doanh: đẩy mạnh hoạt động đưa hàng hóa về nông thôn phục vụ
sản xuất và tiêu dùng của nhân dân; tiếp tục thực hiện tốt Cuộc vận động
“Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, giảm hàng tồn kho cho
doanh nghiệp… Đẩy mạnh phát triển nghề và làng nghề, chú trọng vào mặt
hàng truyền thống có thị trường xuất khẩu như: chạm bạc, mây tre đan,
hàng thêu, chiếu thảm cói…
Tiếp
tục làm tốt công tác xúc tiến thương mại, tăng cường quảng bá thương
hiệu sản phẩm hàng hóa, doanh nghiệp của Thái Bình trên website của Sở,
hỗ trợ doanh nghiệp tham gia hội chợ, triển lãm có uy tín trong nước và
quốc tế, đặc biệt là hội chợ, triển lãm ở nước ngoài theo từng ngành
hàng, phát triển thị trường xuất khẩu, đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu trên
địa bàn. Hàng năm, tổ chức tốt các hội chợ nông - công - thương nghiệp
quốc tế trong chương trình xúc tiến thương mại quốc gia.
Cùng
với các ngân hàng tập trung tháo gỡ khó khăn về vốn cho doanh nghiệp,
đảm bảo đáp ứng đủ nguồn vốn cho doanh nghiệp, nhất là những doanh
nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu và hàng tiêu
dùng thay thế hàng nhập khẩu; giải quyết kịp thời việc hoàn thuế GTGT,
thuế nhập khẩu đối với hàng xuất khẩu… thực hiện chính sách miễn, giảm,
giãn thời gian nộp thuế đã được Chính phủ cho phép. Đề xuất UBND tỉnh hỗ
trợ lãi suất đối với doanh nghiệp có sản phẩm tồn đọng lớn…
Quan
tâm tháo gỡ khó khăn cho các chương trình, dự án lớn của tỉnh triển
khai, xây dựng thực hiện đúng tiến độ đã đề ra như: giúp tổ chức xây
dựng Trung tâm Điện lực Thái Bình đúng tiến độ; Dự án Amonnitrat triển
khai xây dựng theo kế hoạch đã dăng ký; Dự án dẫn khí từ biển vào Tiền
Hải theo lộ trình đã cam kết…, để tạo ra giá trị sản xuất công nghiệp và
nguồn thu lớn cho ngân sách tỉnh, và nguồn nguyên liệu khí mỏ phục vụ
phát triển sản xuất ở Khu công nghiệp Tiền Hải và sản xuất, tiêu dùng,
thúc đẩy sản xuất.
Tiếp
tục triển khai có hiệu quả công tác khuyến công, tư vấn phát triển công
nghiệp, hỗ trợ các doanh nghiệp đào tạo nghề, phát triển nguồn nhân
lực, bồi dưỡng nâng cao năng lực lãnh đạo cho đội ngũ cán bộ quản lý
doanh nghiệp, nghiệp vụ xây dựng kế hoạch, kế toán, hạch toán, thống kê
cho doanh nghiệp và nhân rộng, phát triển mô hình sản xuất công nghiệp
có hiệu quả. Giúp phát triển nghề, du nhập nghề mới, phát triển sản xuất
nghề và làng nghề.
Tiếp
tục đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, cụm công nghiệp,
xây dựng hệ thống xử lý chất thải; nghiên cứu chỉnh sửa chính sách
khuyến khích đầu tư; cải cách thủ tục hành chính, thực hiện cơ chế một
cửa, một cửa liên thông có sự giám sát và minh bạch, tạo điều kiện thu
hút đầu tư, phát triển sản xuất, kinh doanh.
Tăng
cường công tác xúc tiến đầu tư, ưu tiên phát triển công nghiệp điện tử,
điện lạnh công nghệ cao, công nghiệp phụ trợ để tham gia chuỗi giá trị
toàn cầu hiệu quả hơn; ưu tiên phát triển công nghiệp chế biến nông sản
thực phẩm, thủy hải sản, sản xuất sạch hơn, dự án lớn đóng góp cho ngân
sách tỉnh…
Tăng
cường kiểm tra, kiểm soát thị trường, chống buôn lậu và gian lận thương
mại, chống nhập lậu, trốn thuế, đầu cơ, làm hàng giả, đặc biệt là các
mặt hàng thiết yếu, như vật liệu xây dựng, xăng dầu, nông sản thực phẩm,
vật tư nông nghiệp…, góp phần bình ổn giá cả thị trường, đẩy mạnh sản
xuất, kinh doanh.
Theo: Báo Đầu Tư