Mùa lễ hội 2012, số tiền công đức cả
nước thu được lên tới gần 300 tỷ đồng. Hiện cơ quan nhà nuớc đang chuẩn
bị ban hành hướng dẫn quản lý tiền công đức và nhận được rất nhiều ý
kiến trái chiều. Điện thờ công chúa Mỵ Châu có ba hòm công đức
Nhiều
năm qua, câu chuyện đặt hòm công đức. sử dụng tiền công đức ra sao đã
được nói tới nhiều, thậm chí, năm 2010, Bộ VH-TT&DL phải ban hành
Chỉ thị 16/CT-BVHTTDL về tăng cường công tac chỉ đạo quản lí hoạt động
văn hóa, tín ngưỡng tại di tích, trong đó có nội dung: “Mỗi di tích chỉ
nên đặt một hoặc tối đa ba hòm công đức”. Nhưng thực tế không phải vậy.
Chiều
27.2. có mặt tại Tổ đình Phúc Khánh (Đống Đa, Hà Nội), PV điểm qua ban,
điện thờ đều có ít nhất một hòm công đức, thậm chí có ban, điện thờ có
hai hòm công đức đặt hai bên. Đặc biệt, có một số hòm công đức được làm
hẳn bằng két sắt có khe hở phía trên để người đi lễ chùa bỏ tiền. Ngoài
hệ thống hòm công đức, mỗi ban, điện thờ còn đặt đĩa không để khách thập
phương đặt tiền nhang đèn, khoảng 15 phút lại có một Phật tử đi thu gom
tiền lẻ trên đĩa bỏ vào hòm công đức.
Mùa lễ hội 2012, số tiền công đức cả nước thu được lên tới gần 300 tỷ đồng.
Thống
kê tại một hòm công đức, chỉ trong khoảng 30 phút, có hơn 50 người tới
quyên tiền, với mệnh giá phổ biến là 1.000 đồng, 2.000 đồng và 10.000
đồng. Đấy là một ngày bình thường khi lượng khách tới chùa đã thưa vắng,
không còn chen lấn như ít ngày trước đó. Ngoài số lượng hòm công đức
nói trên, nhà chùa còn bố trí hai dãy bàn ở sảnh ngay đối diện với lối
vào chùa, với 4 người ngồi ghi biên nhận công đức. Tại nhiều chùa khác ở
Hà Nội, tình trạng tương tự cũng không hiếm gặp, như chùa Bồ Đề, chùa
Láng, chùa Hương, phủ Tây Hồ …
Ở
nhiều điểm di tích khác, tình trạng lạm dụng hòm công đức cũng diễn ra
khá phổ biến như tại lễ khai ấn Đền Trần ( thành phố Nam Định ) vừa qua.
Những du khách về đây nhận thấy điều nổi bật không phải là vẻ đẹp của
di tích hay lễ hội mà là tình trạng tràn lan hòm công đức, hòm dầu nhang
đếm không hết. Tại các khu thờ chính, mỗi ban điện thờ đều có một hòm
công đức đặt nghiêm trang trước ngai thờ, bên cạnh là chiếc hòm ghi dòng
chữ “tiền dầu nhang nhà đền”.
Không
chỉ có hòm công đức, tại đền Trần còn có rất nhiều bàn ghi nhận tiền
công đức của khách thập phương, phần lớn là những bàn mới được lập để
phục vụ lễ khai ấn, còn bàn ghi công đức chính vẫn đặt trong khu thờ.
Thậm chí, nhiều bàn ghi nhận tiền công đức còn được chấn ngoài bằng rào
để tránh tình trạng chen lấn, người nào muốn nhận được giấy ghi công đức
thì phải với qua hàng rào … Những người thấp thì chấp nhận đưa tiền qua
khe hàng rào.
Lễ
hội đền Cổ Loa (Đông Anh – Hà Nội ) khai hội từ ngày mùng 6 tháng Giêng
âm lịch, nhiều du khách không khỏi phiền lòng bởi việc Ban tổ chức bố
trí quá nhiều hòm công đức trong khu di tích. Chỉ tính riêng trong điện
thờ công chúa Mỵ Châu cũng có không dưới 3 hòm công đức …
Gần 300 tỷ đồng
Hiện
nay, việc phân cấp quản lý tổ chức lễ hội ở những nơi thờ tự, di tích
chưa thống nhất. Có nhiều chủ thể cùng tham gia quản lý như UBND xã,
phường, Ban quản lý di tích, nhà chùa, nhà đền, công ty khai thác dịch
vụ … dẫn tới việc đặt hòm công đức lộn xộn, tùy tiện, ở đâu cũng cố gắng
đặt được càng nhiều càng tốt. Thậm chí, nhiều địa phương còn đem việc
thu tiền công đức ra đấu thầu thu.
Như
tại Đền Trần, ngoài hòm công đức còn có thêm hòm “dầu nhang nhà đền”.
Có thể hiểu khách đi hội trả chi phí đèn, nhang cho người trông coi di
tích, trong khi tất cả người đi lễ đều tự mua sắm hương/nhang trước khi
vào Đền. Và như vậy, ngoài tiền lương mà ngân sách nhà nước chi trả cho
Ban quản lý di tích Đền Trần, những người trong Ban quản lí còn có một
nguồn thu khác từ những chiếc hòm mới được đặt thêm, đặt nhiều hòm thu
nhập sẽ cao.
Theo
thống kê chưa đầy đủ của Bộ Văn Hóa, Thể Thao và Du Lịch, mùa lễ hội
2012, số tiền công đức thu được lên tới gần 300 tỷ đồng. Tuy nhiên, việc
quản lí còn chưa thống nhất ở nhiều địa phương dẫn đến số tiền này chưa
được sử dụng đúng mục đích và hiệu quả. Tình trạng các địa điểm di tích
đặt nhiều hòm công đức vẫn phổ biến.
Một
đại diện ban quản lý khu di tích và thắng cảnh Hương Sơn ( chùa Hương,
Mỹ Đức, Hà Nội ) cho biết, trong năm 2012, nhà chùa báo số tiền công đức
thu được khoảng 20 tỷ đồng, phần lớn số tiền này là tiền lẻ, với mệnh
giá 1000 đồng, 2000 đồng, 5000 đồng … Tuy nhiên roan bộ số tiền công
đức này là thuộc quản lý của chùa nên ban quản lý cũng không rõ số tiền
đó được chi ra sao. Trong khi đó, theo tiế lộ của sư thầy và Phật tử vào
những ngày lễ tết, lượng tiền công đức lớn, mỗi ngày sau khi khách về
hết, một số Phật tử thân cận sẽ được lựa chọn cùng với sư thầy kiểm đếm
tiền, ghi sổ sách.
Sau
Tết âm lịch năm 2012, chỉ tính riêng một chùa trong hệ thống chùa
Hương, lượng tiền lẻ lên tới 6 tỷ đồng, chủ yếu là mệnh giá 500 đồng,
1000 đồng, 2000 đồng … được nhà chùa chất cứng vào thành bao tải, cả bộ
máy ngân hàng Agribank kiểm, đếm suốt trong mấy tuần liền mới xong. Sau
đó, số tiền này sẽ được gửi ngân hàng và dùng vào tu bổ, sửa chữa chùa,
làm từ thiện … Nhưng những khoản chi này không hề có cơ quan nào quản
lý, hoàn toàn do trụ chì chùa quyết định.
Được
biết, hiện bộ Văn Hóa, Thể Thao và Du Lịch đang hoàn thiện thông tư
liên tịch về việc hướng dẫn nhân dân thực hiện nếp sống văn minh tại các
nơi tín ngưỡng, tôn giáo. Thông tư sẽ đưa ra quy định về cơ chế thanh
quyết toán, thẩm quyền xử lí liên quan đến việc chi tiêu tiền công đức
quy định việc dùng tiền công đức khi đưa vào trùng tu, tôn tạo di tích
phải tuân theo luật di sản. Thời gian tới, sẽ có vài cuộc hội thảo lấy ý
kiến các cấp, ngành, các chủ thể quản lý, người dân … sau đó mới ban
hành.
Quản lý như thế nào?
Tại
hội nghị sơ kết về công tác quản lí lễ hội năm 2012 do Bọ VH-TT&DL
tổ chức, nhiều chuyên gia cũng đã lên tiếng về chuyện sử dụng tiền công
đức.
PGS-TS
Lương Hồng Quang – Phó Viện Trưởng Viện Nghiên cứu văn hóa nghệ thuật
Việt Nam, đơn vị được Bộ VH-TT&DL giao cho thực hiện đề tài nghiên
cứu chính sách quản lý và sử dụng nguồn kinh phí thu từ hoạt động lễ
hội, cho biết: “Tôi cũng biết, xung quanh việc xây dựng thông tư quản lý
tiền công đức có nhiều ý kiến chưa đồng tình từ phía các chức sắc,
người tu hành của giáo hội phật giáo, vì vậy tôi rất mong tất cả mọi
người đều hiểu ra việc này.
Việc
quản lý tiền công đức không làm ảnh hưởng đến ai mà chỉ có ích thêm cho
các nhà chùa, đền miếu bởi một khi mọi chuyện được minh bạch hóa, chúng
tá sẽ có một hành lang pháp lý vững chắc trong việc sử dụng tiền công
đức thế nào. Về nguyên tắc, mọi hoạt động một khi đã phát sinh nguồn thu
thì cần rõ ràng việc chi tiêu, sử dụng số tiền ấy thế nào, bởi đó là
tiền đóng góp của dân. Còn nếu đó là tiền do các tăng ni lao động mà có
được thì không ai dám động vào”.
Ông
Nguyễn Văn Nha – thành viên Ban quản lý di tích Phủ Giày (Nam Định) cho
biết: “Theo tôi khó có thể quản lý được tiền công đức. Có trường hợp
công đức hàng tỷ đồng để duy tu sửa chữa các đệ tứ, đệ nhất … song họ
chỉ làm việc với thủ nhang”.
PGS-TS
Đặng Văn Bài – phó chủ tịch hội di sản văn hóa Việt Nam cũng đồng tình
quan điểm với ông Quang: “Theo tôi, đặt vấn đề quản lý tiền công đức là
đúng, bởi đơn giản nhất là người dân có quyền biết số tiền mình công đức
vào đền, chùa sẽ được chi tiêu thế nào, càng minh bạch bao nhiêu thì
càng tốt bấy nhiêu. Không phải các nhà tu hành, các thành viên ban quản
lý di tích đều sử dụng tiền công đức sai mục đích chung song cũng đã có
một vài trường hợp xảy ra. Tuy nhiên, vai trò của nhà nước trong việc
quản lý tiền công đức đến đâu phải được thể hiện một cách khéo léo”.
Việc
cho ra một thông tư quản lý tiền công đức - một lĩnh vực rất nhạy cảm
là hết sức cần thiết, nhưng nó không thể được tiến hành vội vã mà cần
lắng nghe ý kiến từ nhiều phía, đặc biệt là từ các nhà tu hành.
Theo: Hôn nhân & Pháp luật