KINH TẾ - KHỞI NGHIỆP - XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI
(18)- Trăn trở làng nghề thổi thủy tinh Xối Trì
(Ngày đăng: 12/11/2023   Lượt xem: 64)

Nghề thổi thủy tinh Xối Trì, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định nhiều thập kỷ trôi qua nhưng lửa vẫn đỏ quanh năm.

Theo như dân làng kể lại, làng nghề thổi thủy tinh Xối Trì, xã Nam Thanh, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định từng được biết đến là nghề chính, kiếm ra tiền vào những năm 1980. Thời đó, cả làng Xối Trì ước khoảng có 40 hộ gia đình theo nghề này. Họ chủ yếu sản xuất các sản phẩm thủy tinh như chai, lọ, cốc uống bia, đèn dầu, bóng đèn, bình be,… những sản phẩm theo yêu cầu của khách hàng.

Trung bình mỗi ngày, làng nghề sản xuất và cung ứng ra thị trường hàng nghìn sản phẩm thủy tinh được làm thủ công.

Vậy nhưng, những năm trở lại đây, xã hội ngày càng phát triển, nhiều ngành nghề khác cho thu nhập cao hơn nên số xưởng sản xuất sản phẩm thủy tinh ở làng nghề Xối Trí giảm dần đi.
Nam Định: Lửa nghề đỏ rực, nghệ nhân thổi ra một thứ nhiều người Việt đang dùng - Ảnh 1.
Theo như dân làng kể lại, làng nghề thổi thủy tinh Xối Trì, xã Nam Thanh, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định từng được biết đến là nghề chính, kiếm ra tiền vào những năm 1980.

Thời điểm hiện tại, làng nghề chỉ còn vài xưởng vẫn hoạt động và đỏ lửa. Đa số trong xưởng đều là những lao động lớn tuổi, gắn bó với nghề thổi thủy tinh cả chục năm nay.

Đi một vòng làng nghề Xối Trì, các mặt hàng thủy tinh như bóng đèn dầu, chai, lọ, phích,… gần như tạm dừng sản xuất. Một số xưởng hiện chỉ sản xuất cốc thủy tinh để uống nước, bia hơi là chủ yếu.

Theo những người thợ ở làng nghề cho biết, nguyên liệu sản xuất cốc thủy tinh gồm các thủy tinh vỡ vụn, mảnh sành, được thu mua ở những cơ sở làm kính. Nguyên liệu được phân loại sạch sẽ trước khi đưa vào lò nung nóng.
Nam Định: Lửa nghề đỏ rực, nghệ nhân thổi ra một thứ nhiều người Việt đang dùng - Ảnh 2.

Nguyên liệu làm ra những cốc thuỷ tinh chúng ta đang sử dụng hằng ngày.

Thường một mẻ thủy tinh thường được nấu và ủ trong khoảng thời gian từ 5 - 7 tiếng đồng hồ. Nhiệt độ đạt hơn 1.800 độ C thì những mảnh thủy tinh sẽ tan chảy thành thể lỏng. Thợ thổi thủy tinh lúc này cầm ống sắt lấy thủy tinh và bắt đầu thổi theo những khuôn hình chai, lọ, bóng đèn, cốc uống nước,… có sẵn.

Để sản xuất không bị gián đoạn, mỗi dây chuyền sản xuất cốc thủy tinh có 5 thợ thổi hơi tạo dáng cốc, 1 thợ cắt miệng cốc, 1 thợ ủ tro để cốc nguội từ từ. Mỗi người thợ sẽ dùng chiếc ống kim loại dài khoảng 2m, lấy thủy tinh nóng chảy từ trong lò ra, liên tục lăn khối thủy tinh đó trên bề mặt phẳng đã bôi chút mỡ để tạo độ trơn, nhẵn, bóng và tạo khối trụ cho chiếc cốc.
Nam Định: Lửa nghề đỏ rực, nghệ nhân thổi ra một thứ nhiều người Việt đang dùng - Ảnh 3.

Lò nung thuỷ tinh.

Sau đó, người thợ dùng miệng thổi vào một đầu ống thổi khối thủy tinh đang nóng chảy để giãn nở theo ý muốn và nhanh chóng đưa khối thủy tinh vào khuôn.

Sản phẩm được định hình trong khuôn lập tức được chuyển sang máy thổi giảm nhiệt rồi mới đến khâu cắt miệng. Các sản phẩm sẽ được cắt tuỳ theo mẫu mã.

Người thợ cắt miệng sản phẩm mới làm ra ngồi bên bếp lửa nóng rực, có trách nhiệm thực hiện công đoạn cắt mép, làm tròn miệng nếu là cốc. Tiếp đến, người thợ khác sẽ đưa những sản phẩm hoàn chỉnh còn nóng rực đi ủ nguội bằng tro sạch, với mục đích để sản phẩm không bị nứt, nẻ đột ngột.
Nam Định: Lửa nghề đỏ rực, nghệ nhân thổi ra một thứ nhiều người Việt đang dùng - Ảnh 4.

Sau khi thổi xong sản phẩm sẽ được đưa vào khuôn để tạo hình.

Về phần công việc đóng gói cốc thủy tinh thường nhẹ nhàng, đỡ vất vả nên chủ yếu là lao động nữ, lớn tuổi đảm nhận việc này.

Những người thợ làm thủ công ở thôn Xối Trì thường làm theo đơn đặt hàng nên không cố định về sản phẩm, mặt hàng chủ yếu là cốc, chén, lọ hoa, bóng đèn,...
Nam Định: Lửa nghề đỏ rực, nghệ nhân thổi ra một thứ nhiều người Việt đang dùng - Ảnh 5.
Người thợ dùng miệng thổi vào một đầu ống thổi khối thủy tinh đang nóng chảy để giãn nở theo ý muốn.

Mỗi người thợ thổi thủy tinh thủ công ở thôn Xối Trì mỗi ngày có thể sản xuất hàng trăm sản phẩm đem lại nguồn thu nhập đáng kể cho những người còn quyết giữ lửa nghề.

Các thợ trong nghề thổi thủy tinh cho biết, hiện đang gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn có những người trong thôn thực sự tâm huyết bám trụ với nghề. Các nghề phụ trợ cho nghề thổi thủy tinh cũng đã giúp nhiều gia đình trong xóm thoát nghèo.
Nam Định: Lửa nghề đỏ rực, nghệ nhân thổi ra một thứ nhiều người Việt đang dùng - Ảnh 6.

Sau hoàn thiện sản phẩm sẽ được đóng gói cẩn thận.

Để nghề thổi thủy tinh Xối Trì phát triển bền vững, thời gian tới cấp Uỷ, chính quyền xã Nam Thanh cần có cơ chế hỗ trợ để các lò sản xuất đầu tư khoa học kỹ thuật, đổi mới công nghệ sản xuất, chắt lọc những tinh hoa truyền thống làng nghề. Từ đó, xây dựng thương hiệu sản phẩm thủy tinh Xối Trì có chỗ đứng vững chắc tại thị trường.

                                             Theo: giadinh.suckhoedoisong.vn
Ý kiến bạn đọc 0 bình luận
 
Gửi bình luận của bạn
(Bấm vào đây để nhận mã)
Gửi thông tin Nhập lại
 
 
                                

Bản quyền thuộc về:  Công ty cp Giáo dục và Đào tạo Hoàng Gia Quốc Tế
S
Ince 31-08-2010

Ban truyền thông quan hệ quốc tế - Hiệp hội làng nghề Việt Nam     

Phụ trách biên tập : Nhà báo Lê Kim Hoa       

Địa chỉ: T 16 Hàn Việt Tower- 348 Kim Ngưu, Q Hai Bà Trưng, Hà Nội

Văn phòng 1: Tầng 2 Tòa nhà 14a Khu đô thị Định Công - Quận Hoàng Mai _ Hà Nội - văn phòng Lineup

Văn phòng 2: 489 Hoàng Quốc Việt tầng 03                                             

International royal education & training.,jsc                                                

Tel: 024.73046226  Hot line; 0929805137 Viber - zalo :0929805137 

Email: irecvietnam@gmail.com   : facebook: irecvietnam,  


 

11
Đang xem:
72.494.207
Tổng truy cập: