Khoảng 3 tuần trước Tết Nguyên đán, các cơ sở gói
bánh chưng trong cả nước bắt đầu sản xuất nhộn nhịp để cung cấp sản phẩm cho
các thị trường trong và ngoài nước.
Ảnh khai thác
Xuất
khẩu bánh chưng ra nước ngoài không chỉ giúp các hộ tăng thêm thu nhập, mà còn giúp
bà con Việt kiều hoặc những khách hàng nước ngoài cảm nhận được một phần không
khí Tết Nguyên đán ở Việt Nam. Đây cũng là cách để quảng bá nét văn hóa ẩm thực
của Việt Nam
ra nước ngoài.
Tranh
Khúc là làng nghề làm bánh trưng truyền thống thuộc huyện Thanh Trì, Hà
Nội. "Bánh chưng Tranh Khúc" đã là thương hiệu được
khẳng định ở trong nước từ lâu và nay đang dần được khẳng định ở nước
ngoài.
Anh
Nguyễn Đăng Ngữ, Chủ nhiệm HTX dịch vụ và nông nghiệp Văn Khúc, huyện Thanh
Trì, Hà Nội cho biết: "Thị trường bánh chưng làng nghề không những đứng
vững ở trong nước, mà còn ở nước ngoài. Chẳng hạn như thị trường Đông Âu gồm
các nước như Đức, CH Czech, Nga; thị trường châu Á bao gồm Hàn Quốc, Nhật Bản
và cả Thái Lan".
Nếu
ngày thường, mỗi hộ ở làng Tranh Khúc chỉ gói hơn 100 chiếc bánh chưng mỗi
ngày, thì dịp cận Tết, họ làm tới 500, thậm chí 1.000 chiếc/ngày. Mỗi dịp Tết
đến, làng Tranh Khúc có thể xuất khẩu tới 20.000 chiếc bánh chưng. Bánh chưng
xuất khẩu Tranh Khúc uy tín là bởi chất lượng thơm ngon. Mặc dù rất gấp về thời
gian, nhưng khâu lựa chọn nguyên liệu và vệ sinh thực phẩm luôn được đảm bảo.
Chị
Nguyễn Thị Yên, Người gói bánh chưng làng Tranh Khúc cho biết: "Để có một
chiếc bánh chưng ngon thì khâu vệ sinh an toàn thực phẩm là quan trọng nhất,
thứ hai là nguyên vật liệu rất quan trọng: gạo chọn phải là gạo ngon nếp hương,
đỗ phải là đỗ An Khê, có đặc điểm là rất thơm, thịt phải là thịt tươi, thịt sấn
thì bánh mới thơm ngon, cho hạt tiêu và trộn nhân cho vừa phải…".
Người
dân làng Tranh khúc bắt đầu xuất khẩu bánh chưng ra nước ngoài từ năm 2008.
Hương vị, dáng dấp cổ truyền của bánh chưng là yếu tố quan trọng bởi thị trường
bánh chưng Việt Nam ở nước
ngoài chủ yếu là cộng đồng người Việt Nam đang công tác, học tập hoặc đã
định cư ở nước ngoài. Bánh chưng xuất khẩu có khác chăng là ở những mã số,
mã vạch, tem thương hiệu dán trên chiếc bánh như tấm hộ chiếu để xuất ngoại.
Làng
Tranh Khúc hiện có khoảng 20 hộ dân làm bánh chưng xuất khẩu. Năm 2013, do
ảnh hưởng của suy thoái kinh tế, thị trường nhiều mặt hàng của Việt Nam ở nước
ngoài bị thu hẹp, nhưng bánh chưng thì không có đột biến. Với mỗi người dân
Việt, dù ở đâu, bánh chưng cũng không thể thiếu trong ngày Tết truyền thống.
Nguồn: VTV