KINH TẾ - KHỞI NGHIỆP - XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI
Giải pháp thâm nhập thị trường hàng thủ công mỹ nghệ Nhật Bản
(Ngày đăng: 19/01/2013   Lượt xem: 643)

Sáng ngày 15-1-2013, Văn phòng đại diện Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công thương) tại TP.HCM phối hợp với Trung tâm Xúc tiến Thương mại, Đầu tư và Du lịch ASEAN - Nhật Bản (AJC) tổ chức buổi hội thảo với chủ đề: “Nâng cao năng lực thiết kế và tiếp cận thị trường cho hàng thủ công mỹ nghệ, trang trí nội thất của Việt Nam sang Nhật Bản”.

>> Tư vấn XK thủ công mỹ nghệ sang Nhật Bản
>> AJC hỗ trợ xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ
>> XK hàng thủ công mỹ nghệ sang Nhật Bản: Cần phù hợp thị hiếu
Ảnh minh hoạ. Ảnh Internet.

Phát biểu tại hội thảo, ông Hiroshi Sakamoto – TGĐ Công ty tư vấn doanh nghiệp Sense of Life (Nhật Bản) cho biết, hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam muốn thâm nhập vào thị trường Nhật Bản cần tìm hiểu kĩ các kênh phân phối để sản phẩm phù hợp với khách hàng của kênh phân phối đó.

Tại Nhật Bản có các kênh phân phối như: Cửa hàng bách hóa (Isetan Takashimaya), Trung tâm mua sắm (Lalaport, Aeon Mall), Cửa hàng tự chọn (United Arrows, Cibone), Cửa hàng bán lẻ tại các ga tàu (Lumine), Cửa hàng giảm giá (Dongkihotei) …

Ngoài việc hợp tác với DN phân phối, DN Việt Nam cần hợp tác với nhà thiết kế Nhật Bản, các nhà chế tạo phụ tùng linh kiện và hợp sức lại thành số đông. Các vấn đề khác cần lưu ý là làm rõ khách hàng mục tiêu, giá cả hợp lý, làm ra sản phẩm tiện dụng, thiết kế ưu việt (nhỏ, mỏng, nhẹ, có thể xách tay, không copy, ai cũng có thể dùng được…).

Đề xuất giải pháp cụ thể cho hàng thủ công mỹ nghệ và trang trí nội thất Việt Nam, ông Hiroshi Sakamoto cho rằng, các DN Việt Nam nên tạo ra sản phẩm mang tính khu vực, tích cực tham gia vào các cuộc triển lãm hội chợ, đẩy mạnh thương mại điện tử, sử dụng vật liệu thân thiện với môi trường.

Trong số mặt hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam xuất khẩu vào Nhật Bản thì chiếm 50 – 85% là gốm, sứ, đồ gỗ nội thất và mây tre đan.

Tính đến cuối tháng 11-2012, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gốm sứ vào Nhật Bản vào khoảng 61 triệu USD, sản phẩm mây, tre, cói và thảm 32 triệu USD, gỗ và sản phẩm gỗ khoảng 601 triệu USD.

(Nguồn: AJC & Tổng cục Hải quan)

“Trong quan hệ kinh doanh với DN Nhật Bản, DN Việt Nam cần chú ý: Xử lý mau lẹ các yêu cầu của khách hàng, đảm bảo thời gian giao hàng, chất lượng sản phẩm, có dịch vụ chăm sóc sau bán hàng, làm rõ nguồn cung cấp nguyên vật liệu, không sử dụng lao động trẻ em, hiểu được người sản xuất”, ông Hiroshi Sakamoto nói.

Đại diện trung tậm AJC đưa ra ví dụ về một DN thêu ren Việt Nam đã tiếp cận được thị trường Nhật Bản qua việc nghiên cứu kỹ thị trường và tâm lý người tiêu dùng. Đó là việc người Nhật rất quan tâm đến những sản phẩm mang những nét văn hóa truyền thống đồng thời cũng rất yêu thích sự mới lạ, đồng thời cũng yêu cần phong cách cá nhân của người sáng tác.

Tiếp cận trực tiếp khách hàng thông qua việc tổ chức các cuộc hội thảo, triển lãm giới thiệu về sản phẩm thêu ren. Lưu ý kích thước sản phẩm do không gian sống của người Nhật nhỏ hơn rất nhiều so với phương Tây.

“Thêu ren Việt Nam có một vị trí đặc biệt tại Nhật Bản bởi sự tinh tế và công phu. Các mặt hàng thêu của Nhật thường rất đắt, vì vậy người Nhật tìm kiếm nguồn thêu từ các quốc gia khác, đặc biệt trong việc thêu bộ Kimono truyền thống. Việt Nam luôn là lựa chọn đầu tiên của DN Nhật Bản tuy nhiên các cơ sở Việt Nam cần đảm bảo nguồn hàng ổn định, việc giao lô hàng sau phải được thực hiện ngay khi lô hàng trước bán hết”, vị đại diện AJC nói.

                                                                                                              Theo: Hải quanonline

Ý kiến bạn đọc 0 bình luận
 
Gửi bình luận của bạn
(Bấm vào đây để nhận mã)
Gửi thông tin Nhập lại
 
 
                                

Bản quyền thuộc về:  Công ty cp Giáo dục và Đào tạo Hoàng Gia Quốc Tế
S
Ince 31-08-2010

Ban truyền thông quan hệ quốc tế - Hiệp hội làng nghề Việt Nam     

Phụ trách biên tập : Nhà báo Lê Kim Hoa       

Địa chỉ: T 16 Hàn Việt Tower- 348 Kim Ngưu, Q Hai Bà Trưng, Hà Nội

Văn phòng 1: Tầng 2 số nhà 5 ngách 82/3 Phố Yên Lãng - Quận Đống Đa - TP Hà Nội

Văn phòng 2: 489 Hoàng Quốc Việt tầng 03                                             

International royal education & training.,jsc                                                

Tel: 034.8560486  Hot line; 0929805137 Viber - zalo :0929805137 

Email: irecvietnam@gmail.com   : facebook: irecvietnam,  


 

24
Đang xem:
74.247.033
Tổng truy cập: