Khác
với không khí nhộn nhịp xưa kia, năm nay làng miến Cự Đà (xã
Cự Khê- Thanh Oai- Hà Nội) trầm lắng hơn nhiều cho dù dịp Tết Nguyên
đán cận kề.
Người thợ
miệt mài với vệc sản xuất miến Tết.
Ông Nguyễn
Tất Đạt, một người dân sống lâu năm của làng cho hay: Làng sản xuất miến quanh
năm, nhưng mùa vụ chính là dịp Tết Nguyên đán, bắt đầu từ tháng 10 đến hết
tháng 12 Âm lịch. Trước kia cả làng đều làm miến, nhưng năm nay chỉ còn lại ít
hộ còn tiếp tục duy trì được với nghề. Phần vì họ không có đất sản xuất miến,
phần do tiêu thụ chậm nên chỉ có những người thợ thực sự yêu nghề mới bám trụ
đến bây giờ.
Còn
anh Lê Ngọc Tuấn, chủ một lò miến của làng nghề chia sẻ: “Năm nay xưởng chúng
tôi chỉ sản xuất 1,5 tấn bột trong dịp Tết Nguyên đán, giảm một nửa so với năm
ngoái. Đơn hàng lớn gần như không có mà chỉ những người dân mua nhỏ lẻ, hoặc
khách du lịch mua về làm quà”.
“Nhân
công cũng giảm phân nửa so với trước, hiện nay xưởng sản xuất của chúng tôi chỉ
còn 8 người thợ sản xuất, trong khi mọi năm hàng chục người làm thay phiên nhau
cả ngày lẫn đêm không hết việc”, anh Tuấn cho biết thêm.
Xưởng
sản xuất nhà anh Tuấn là một trong số ít xưởng còn lưu giữ được truyền thống
làm miến thủ công. Vài năm nay, người Cự Đà đã đưa công nghệ mới vào sản xuất
với năng suất cao gấp nhiều lần so với miến làm bằng tay. Với kinh nghiệm
lâu năm của môt chủ xưởng sản xuất anh Tuấn chia sẻ: "Miến làm thủ công
ngon hơn nhưng năng xuất không cao mà giá bán ra cũng không đắt hơn là bao. Do
vậy hầu hết người dân trong làng đã chuyển sang sản xuất bằng máy".
Chị
Nguyễn Thị Mai, chủ một lò miến khác chia sẻ: "Nhờ công nghệ tráng miến
bằng máy, với năng suất tăng gấp 2 lần so với cách làm thủ công. Trước đây
xưởng chúng tôi cả chục người làm mới đạt 7 tạ bột/ngày, nay chỉ cần 3- 4 người
thợ có thể sản xuất đến 1,3 tấn bột/ngày. Nhờ vậy năng suất cao gấp nhiều lần
nhưng nhu cầu thị trường không tăng thậm chí giảm. Do đó, nhiều hộ đã chuyển
sang nghề khác như: làm tương, kinh doanh…”.
Anh
Hoàng Văn Cường- một tiểu thương kinh doanh miến Cự Đà cho hay:
"Năm nay do kinh tế khó khăn nên việc tiêu thụ miến cũng rất chậm. Vào dịp
Tết tôi nhập vài tấn/ngày chỉ bằng một nửa so với trước nhưng vẫn không
bán được".
Ông
Phạm Hồng Dương, Phó chủ tịch UBND xã Cự Khê cho biết: Trước đây làng có trên
40 lò miến nay, chỉ còn 12 lò. Do sự tác động của kinh tế thị trường, nhiều hộ
bán một phần đất, xây nhà, không có chỗ sản xuất nhiều người đã bỏ nghề.
“Mới
đây UBND xã đã trình UBND huyện Thanh Oai đề án quy hoạch để phát trển làng
nghề từ nay đến năm 2020. Theo đó, dự án dành khu đất quy hoạch cho làng nghề với
diện tích 5ha. Người dân làng nghề tập trung sản xuất, có quản lý về chất lượng
sản phẩm hay giám sát chặt chẽ quy trình làm miến, nhất là vấn đề vệ sinh an
toàn thực phẩm, tránh việc sản xuất tự phát, thiếu kiểm soát như hiện nay”, ông
Dương cho biết thêm.
Nguồn: Báo Hải Quan