“Không phải cứ đóng thuế là được quyền quảng cáo. Thực tế các loại
rượu trên 15 độ từ trước đến nay phải đóng thuế rất nặng. Nhưng muốn
quảng cáo hay không thì còn phải tuân theo Luật quảng cáo nữa. Luật
quảng cáo đã quy định rượu trên 15 độ không được quảng cáo thì không
được quảng cáo…”
Từ ngày 1/1/2013, Nghị định số 94/2012 của Chính phủ quy định về sản
xuất, kinh doanh rượu được áp dụng, điều đó đồng nghĩ với việc các đơn
vị sản xuất rượu thủ công phải đăng ký sản xuất, kinh doanh và thực hiện
nghĩa vụ đóng thuế cho Nhà nước. Nhưng song song với việc đóng thuế,
liệu các đơn vị sản xuất kinh doanh rượu không có quyền quảng cáo để
quảng bá cho sản phẩm. Và việc đóng thuế sẽ được tiến hành như thế nào?
Mức thuế ra sao?
Để làm rõ vấn đề này, PV Báo Đất Việt đã có cuộc trao đổi với ông Phan
Chí Dũng, Vụ trưởng Vụ Công nghiệp nhẹ - Bộ Công thương, đơn vị đã đề
xuất dự thảo NĐ 94 để trình lên Chính phủ.
|
Ông Phan Chí Dũng, Vụ trưởng Vụ Công nghiệp nhẹ - Bộ Công thương |
Chúng tôi chỉ đề xuất, còn mức thuế thì phải hỏi Bộ Tài chính
PV: - Xin ông cho biết NĐ 94 được áp dụng đối với những đối tượng nào?
Nghị định (NĐ) số 94/2012/NĐ-CP quy định về sản xuất, kinh doanh
rượu thì đến ngày 1/1/2013, các tổ chức, cá nhân sản xuất rượu thủ công
bán ra thị trường phải có giấy phép sản xuất, trên sản phẩm có dán nhãn,
bán cho các doanh nghiệp có giấy phép sản xuất rượu để chế biến lại
rượu phải đăng ký với UBND cấp xã nơi sản xuất; khi vận chuyển đến nơi
tiêu thụ, người nấu rượu cần xuất trình hợp đồng mua bán rượu với doanh
nghiệp có giấy phép sản xuất rượu cho các cơ quan có thẩm quyền trong
trường hợp bị kiểm tra. |
Ông Phan Chí Dũng: - Đối
với các đơn vị sản xuất thủ công thì chia làm 3 đối tượng. Đối tượng
thứ nhất là các làng nghề, đứng ra kinh doanh thay các hộ, thì họ đã
phải đăng ký sản xuất và đóng thuế rồi.
Đối tượng thứ hai là các hộ gia đình có
đủ điều kiện để sản xuất ra các loại rượu đạt tiêu chuẩn, đảm bảo chất
lượng. Thì khi họ bán ra thị trường thương mại cũng phải giống như các
doanh nghiệp, là đảm bảo có nhãn mác, phải đăng ký hoạt động kinh doanh.
Đối tượng thứ ba là các hộ nhỏ lẻ, không
đủ điều kiện để sản xuất ra các loại rượu đạt tiêu chuẩn, thì khi họ
bán ra thị trường sẽ có nhiều tác hại, vì họ không đảm bảo chất lượng,
chỉ là sơ chế. Những hộ sản xuất đó phải bán cho một đơn vị tinh chế
rượu ví dụ như một xí nghiệp, hoặc một làng nghề để họ chế biến lại. Đối
với hộ sản xuất nhỏ lẻ này thì họ không phải đăng ký kinh doanh mà phải
đăng ký sản xuất rượu với UBND các xã. Tức là các hộ sản xuất này phải
có hợp đồng với đơn vị tinh chế rượu, kèm theo đơn xin sản xuất, sau đó
mang lên xã để đăng ký.
Chúng tôi không cấm các hộ gia đình sản xuất. Nhưng nếu sản xuất để bán
ra thị trường thì tức là kinh doanh, và cũng phải đăng ký, phải có nhãn
mác, tiêu chuẩn, phải đảm bảo chất lượng như một doanh nghiệp. Còn nếu
hộ gia đình chỉ sản xuất thôi mà không bán, và cung cấp cho một đơn vị
khác thì thủ tục chỉ đơn giản như vậy thôi.
PV:- Với 3 đối tượng sản xuất thủ công như trên, thì những đối tượng nào phải đóng thuế, thưa ông?
Ông Phan Chí Dũng:- Về nguyên tắc, đã đăng ký sản xuất
là phải đóng thuế cho Nhà nước. Tất nhiên là trong Nghị định người ta
đang đề nghị là Nhà nước cần phải có một chính sách thuế cho đối tượng
thứ ba. Bởi vì đối tượng thứ ba không kinh doanh, họ chỉ sản xuất để
cung ứng thôi nên có thể sẽ có một chính sách đặc biệt dành cho họ, như
là miễn thuế hoặc hoàn thuế, hoặc đóng thuế VAT…
PV:- Vậy cụ thể mức thuế mà 3 đối tượng thuộc nhóm sản xuất rượu thủ công phải đóng là như thế nào?
Ông Phan Chí Dũng:- Cái này thì không thuộc trách nhiệm
quản lý của chúng tôi. Nếu các bạn muốn tìm hiểu vấn đề này thì phải
liên hệ với Bộ Tài chính, với bên Thuế. Còn chúng tôi thì chỉ đề xuất dự
thảo để trình lên Chính phủ thôi.
Không phải cứ đóng thuế là được quyền quảng cáo!
|
Không phải cứ đóng thuế là được quyền quảng cáo! |
PV:- Các đối tượng sản xuất thủ công sẽ phải đóng thuế, vậy họ có được phép quảng cáo không thưa ông?
Ông Phan Chí Dũng:- Các bạn tưởng muốn quảng cáo là dễ
được quảng cáo à? Đối với rượu trên 15 độ là Nhà nước đã cấm quảng cáo.
Các loại rượu mà các hộ gia đình sản xuất toàn trên 15 độ thì làm sao mà
quảng cáo được. Chỉ có các loại rượu dưới 15 độ ví dụ như rượu vang nhẹ
thì mới được phép quảng cáo.
Không phải cứ đóng thuế là được quyền quảng cáo. Thực tế các loại rượu
trên 15 độ từ trước đến nay phải đóng thuế rất nặng. Nhưng muốn quảng
cáo hay không thì còn phải tuân theo Luật quảng cáo nữa. Luật quảng cáo
đã quy định rượu trên 15 độ không được quảng cáo thì không được quảng
cáo.
Xin cảm ơn ông!
Bà Vũ Thu Thuỷ - Trưởng phòng Quảng cáo truyền thông, Cục Quản lý văn hoá cơ sở thuộc Bộ Văn hoá thể thao và du lịch
Thực tế, Luật kinh doanh và Luật quảng cáo hoàn toàn khác nhau. Khi
các đơn vị kinh doanh thì phải tuân thủ Luật kinh doanh. Tương tự, khi
họ quảng cáo thì cũng phải tuân theo Luật quảng cáo. Cụ thể, theo Luật
quảng cáo, những loại rượu có nồng độ cồn trên 15 độ thì không được phép
quảng cáo, chính xác là bị cấm quảng cáo. Như vậy, không có nghĩa cứ
được phép sản xuất kinh doanh là được quyền quảng cáo. |
Theo: Đất Việt