KINH TẾ - KHỞI NGHIỆP - XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI
Trăn trở tìm hướng giữ nghề
(Ngày đăng: 04/12/2012   Lượt xem: 1632)

Là một trong số ít làng nghề truyền thống có tuổi đời hàng ngàn năm của Hà Nội, nhưng hiện nay làng tạc tượng, sơn son thiếp vàng xã Sơn Đồng, huyện Hoài Đức đang trăn trở lo giữ nghề, bởi ngày càng ít thanh niên trong làng học nghề.

Thời gian gần đây, cơ sở tạc tượng của anh Nguyễn Viết Hải, xóm Đình, xã Sơn Đồng nhận được khá nhiều đơn hàng, tuy nhiên anh cũng chỉ tìm được hai thợ. Do đó, bản thân anh là ông chủ nhưng phải kiêm luôn vai trò của thợ chính. Anh cho biết, những năm trước, trong xưởng nhà anh lúc nào cũng có 2 - 3 thanh niên đến học việc nhưng từ đầu năm nay, hầu như không có người nào đến học nghề. "Đục tượng phải thanh niên mới làm được, công của thợ cũng cao, khoảng 200.000 đồng/ngày nhưng vẫn ít người trẻ đến học nghề" - anh Hải chia sẻ.

Để học được nghề tạc tượng phải mất tới gần 1 năm, người chậm có thể 2 - 3 năm. Đây là một trong những nguyên nhân khiến cho giới trẻ không còn mặn mà với việc học nghề. Hơn nữa, việc dạy nghề trong làng mới chỉ dừng lại ở phương pháp truyền miệng, chưa có hệ thống văn bản, giáo trình bài bản. Trong khi đó, do cạnh tranh không lành mạnh, thời gian qua một số cơ sở đã làm những sản phẩm kém chất lượng, gây ảnh hưởng tới sự phát triển của làng nghề.

son dong.jpg

Nghề tạc tượng tại xã Sơn Đồng, huyện Hoài Đức. Ảnh: Quang Thiện

Theo ông Nguyễn Viết Hùng, Phó Chủ tịch UBND xã Sơn Đồng, mỗi năm toàn xã có khoảng gần 100 em thi đỗ vào các trường cao đẳng, đại học. Do đó, nguồn lực lao động trẻ tham gia học nghề tại địa phương không nhiều, chủ yếu là các lao động ở các xã khác như Kim Chung, Đức Giang hay Canh Nậu, Dị Nậu (Thạch Thất)... Để tìm nguồn thợ kế cận cho làng nghề, xã đã tổ chức mở các lớp đào tạo nghề cho thanh niên, trong đó năm 2012, xã tổ chức được hai lớp sơn son, tạc tượng cho 150 học viên.

Đặc biệt, xã khuyến khích các thanh niên trẻ sau khi học cao đẳng, đại học trở về ứng dụng tại làng nghề, điển hình như anh Phan Văn Sinh (1983) thôn Gạch. Năm 2005, sau khi tốt nghiệp Đại học Mỹ thuật công nghiệp Hà Nội, Sinh đã về quê mở một xưởng tạc tượng riêng.

Anh cho biết, nhờ ứng dụng kiến thức mỹ thuật vào sản xuất, sản phẩm có tỷ lệ cân đối và thanh thoát hơn nên khách hàng tìm đến ngày một nhiều. Doanh thu của xưởng đạt khoảng 800 triệu đồng/năm. Sinh cho biết thêm, anh vừa tham gia một lớp dạy nghề tạc tượng tại xã, trong đó phương pháp giảng dạy đã được cải tiến bằng hình thức cho học viên vẽ thô trên giấy, sau đó nặn bằng gốm rồi mới đến khâu đục đẽo trên gỗ.

Phương pháp này đã tạo được sự hứng thú cho học viên. Hy vọng đây sẽ là một hướng đi mới thu hút thanh niên trẻ gắn bó với nghề truyền thống độc đáo này.

Theo KTĐT

Ý kiến bạn đọc 0 bình luận
 
Gửi bình luận của bạn
(Bấm vào đây để nhận mã)
Gửi thông tin Nhập lại
 
 
                                

Bản quyền thuộc về:  Công ty cp Giáo dục và Đào tạo Hoàng Gia Quốc Tế
S
Ince 31-08-2010

Ban truyền thông quan hệ quốc tế - Hiệp hội làng nghề Việt Nam     

Phụ trách biên tập : Nhà báo Lê Kim Hoa       

Địa chỉ: T 16 Hàn Việt Tower- 348 Kim Ngưu, Q Hai Bà Trưng, Hà Nội

Văn phòng 1: Tầng 2 Tòa nhà 14a Khu đô thị Định Công - Quận Hoàng Mai _ Hà Nội - văn phòng Lineup

Văn phòng 2: 489 Hoàng Quốc Việt tầng 03                                             

International royal education & training.,jsc                                                

Tel: 024.73046226  Hot line; 0929805137 Viber - zalo :0929805137 

Email: irecvietnam@gmail.com   : facebook: irecvietnam,  


 

23
Đang xem:
72.484.486
Tổng truy cập: