KINH TẾ - KHỞI NGHIỆP - XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI
Khuyến công Bắc Ninh và chương trình mỗi xã một nghề
(Ngày đăng: 26/11/2012   Lượt xem: 853)

Để giúp các làng nghề nói riêng và ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp phát triển, nhân cấy thêm nhiều nghề mới, đồng thời cung cấp nguồn LĐ cho các làng nghề, cơ sở sản xuất, Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp tỉnh Bắc Ninh đã chú trọng thực hiện các chương trình đào tạo nghề, nhân cấy nghề.

que vo.jpg
Nghề gốm Phù Lãng (Quế Võ) được khôi phục và phát triển.

Theo đó, trong 5 năm (2008-2012), đã có 12.600 LĐ được đào tạo, truyền nghề với tổng kinh phí 5,6 tỷ đồng từ nguồn quỹ khuyến công. Hình thức đào tạo khá phong phú và linh hoạt, từ đào tạo tại chỗ đến ngắn hạn (dưới 1 năm) tại các cơ sở sản xuất, các nghề truyền thống có nhiều thế mạnh của tỉnh như: gốm sứ, gỗ mỹ nghệ, mộc dân dụng, mây tre đan, dệt, may, điện ô tô, xe máy, cơ khí, thêu tranh...

Đến nay, 100% LĐ học nghề đã được cấp giấy chứng nhận “Đã qua lớp đào tạo nghề”, trong đó hơn 70% LĐ có việc làm tại các DN, số còn lại làm tại gia đình với thu nhập bình quân từ 1,5 - 3,5 triệu đồng/người/tháng, nâng tổng số LĐ làm việc tại các cơ sở công nghiệp nông thôn (CNNT) của tỉnh lên hơn 38.000 người; chất lượng nguồn LĐ cũng được cải thiện, đáp ứng nhu cầu của các DN, cơ sở sản xuất CNNT...

Đáng ghi nhận là tại đây có nhiều nghề truyền thống được khôi phục và phát triển như gốm Phù Lãng (Quế Võ), đúc đồng ở Đại Bái (Gia Bình), mây tre đan ở Lạc Vệ (Tiên Du) và Giang Sơn, may ở Lãng Ngâm (Gia Bình)... Nhờ vậy, đời sống của LĐNT đã được cải thiện rõ rệt, vấn đề an sinh xã hội được bảo đảm.

Để thực hiện mục tiêu đào tạo, truyền, cấy nghề cho 1.500-2.000 LĐ/năm, đến năm 2020 mỗi xã có ít nhất một làng nghề tiểu thủ công nghiệp, Trung tâm đề ra nhiều biện pháp như: tăng cường công tác thông tin tuyên truyền, phổ biến chủ trương chính sách khuyến công trên các phương tiện thông tin đại chúng để các ngành, các cấp, LĐ nắm rõ chính sách của Nhà nước về hoạt động khuyến công; phối hợp chặt chẽ, đồng bộ với các tổ chức, cá nhân có liên quan để phát huy sức mạnh tổng hợp trong việc tổ chức thực hiện các nội dung chương trình; tích cực kiểm tra, giám sát việc thực hiện chương trình…

Theo : Kinh tế nông thôn

Ý kiến bạn đọc 0 bình luận
 
Gửi bình luận của bạn
(Bấm vào đây để nhận mã)
Gửi thông tin Nhập lại
 
 
                                

Bản quyền thuộc về:  Công ty cp Giáo dục và Đào tạo Hoàng Gia Quốc Tế
S
Ince 31-08-2010

Ban truyền thông quan hệ quốc tế - Hiệp hội làng nghề Việt Nam     

Phụ trách biên tập : Nhà báo Lê Kim Hoa       

Địa chỉ: T 16 Hàn Việt Tower- 348 Kim Ngưu, Q Hai Bà Trưng, Hà Nội

Văn phòng 1: Tầng 2 Tòa nhà 14a Khu đô thị Định Công - Quận Hoàng Mai _ Hà Nội - văn phòng Lineup

Văn phòng 2: 489 Hoàng Quốc Việt tầng 03                                             

International royal education & training.,jsc                                                

Tel: 024.73046226  Hot line; 0929805137 Viber - zalo :0929805137 

Email: irecvietnam@gmail.com   : facebook: irecvietnam,  


 

6
Đang xem:
72.525.945
Tổng truy cập: