KINH TẾ - KHỞI NGHIỆP - XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI
Mặt trái của thương mại điện tử
(Ngày đăng: 13/11/2012   Lượt xem: 751)



Tổng cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm (TCCSPCTP) đã triệt phá mạng lưới lừa đảo bán hàng đa cấp do Công ty CP Đầu tư Tâm Mặt Trời (gọi tắt là Tâm Mặt Trời) tổ chức. Hàng chục điều tra viên (ĐTV) dày dạn kinh nghiệm của C50, C45 và các trinh sát đã và đang tiến hành bóc gỡ các chân rết của đường dây vươn rộng trên địa bàn gần 63 tỉnh, thành, với số nạn nhân có thể lên tới gần 40.000 người (theo con số thống kê thành viên của Tâm Mặt Trời). Nói đây là một “đế chế” lừa đảo cũng không ngoa, bởi nhóm nhân sự cao cấp trong đường dây muaban24.vn đình đám mới bị bóc gỡ vừa qua cũng có khởi nguồn từ chính Công ty Tâm Mặt Trời.

Bí mật ra quân

Ngày 18/10 vừa qua, tại Hà Nội, Ban Chuyên án do Thiếu tướng Trần Trọng Lượng, Phó Tổng cục trưởng TCCSPCTP làm Trưởng ban quyết định thời điểm cất lưới. Ngay chiều hôm sau, 10 ĐTV của Phòng 7 C45 (Cục CSĐT tội phạm về TTXH) nhận lệnh bay vào TP HCM phối hợp với bộ phận phía Nam. Cũng vào thời điểm đó, 18 ĐTV của Cục CSPCTP sử dụng công nghệ cao (C50) cũng đã sẵn sàng. 17 giờ ngày 19/10, vừa vào TP HCM, Ban Chuyên án tiến hành họp khẩn và quyết định thời điểm ra quân. Các mũi trinh sát tỏa đi triển khai kế hoạch giám sát chặt chẽ tất cả các địa điểm.

Ít ai biết rằng từ cách đó 2 tuần, toàn bộ động tĩnh của các cơ sở của Công ty Tâm Mặt Trời đều đã nằm trong tầm giám sát của các trinh sát. Những đối tượng này di chuyển liên tục, ở rất nhiều địa điểm khác nhau khiến việc theo dõi khá khó khăn. Ban chuyên án đã phải rải quân, chia ca theo sát các đối tượng cầm đầu.

Đúng 6 giờ ngày 20/10, C50 và C45 đã triển khai 7 tổ công tác thi hành lệnh bắt, khám xét khẩn cấp đối với 3 đối tượng là thành viên hội đồng quản trị và thi hành lệnh khám xét với 3 đối tượng là nhân viên làm việc tại Công ty Tâm Mặt Trời. Đối tượng Nguyễn Hoàng Vũ, Giám đốc Công ty Tâm Mặt Trời đang chuẩn bị trên đường ra Quảng Ngãi để tổ chức "thuyết trình" trước các thành viên mới đã bị bắt khẩn cấp.

Qua xác định bước đầu, Ban chuyên án xác định 2 đối tượng là Nguyễn Hoàng Vũ, Giám đốc Công ty Tâm Mặt Trời (trú tại Nguyễn Thượng Hiền, P.5, quận Phú Nhuận) và Thiên Sanh Trí, Phó giám đốc Tâm Mặt Trời (trú tại 71/43 Cô Giang, P.1, Phú Nhuận)… là những đối tượng chính của vụ án.

CQĐT bắt và khám xét lãnh đạo của Tâm Mặt Trời.

Trong hơn 3 năm hoạt động, Công ty Tâm Mặt Trời đã phát triển tới 4 chi nhánh (tại Hà Nội, Sơn La, Vĩnh Phúc) và 23 văn phòng đại diện tại 19 tỉnh, thành phố (Tiền Giang, Kon Tum, Vĩnh Phúc, Bắc Giang, Thanh Hóa, Lào Cai, Đà Nẵng, Thái Bình, Bình Dương, Hà Giang, Nam Định, Bắc Ninh, Quảng Nam, Đồng Nai, Cần Thơ, Thừa Thiên Huế, Quảng Ngãi, An Giang, Gia Lai).

Số lượng các nạn nhân của Tâm Mặt Trời tại một số tỉnh, thành đã lên tới hàng nghìn người: Hà Nội (4.286 hội viên), TP HCM (2.660 hội viên), Bắc Giang (1.125 hội viên),  Đồng Nai (2.114 hội viên), Quảng Nam (1.636 hội viên), Vĩnh Phúc (1.791 hội viên), An Giang (1.244 hội viên), Bắc Ninh (1.176 hội viên), Bình Dương (1.992 hội viên)…

Giao diện của Sàn giao dịch TMĐT của Tâm Mặt Trời khi còn hoạt động.

“Đế chế” lừa đảo trực tuyến

Công ty Tâm Mặt Trời, tên giao dịch là TAM MAT TROI INVESTMENT CORP, đại diện pháp luật là Nguyễn Hoàng Vũ, giấy phép kinh doanh cấp ngày 12/8/2009, ngày hoạt động 20/8/2009, danh sách ngành nghề kinh doanh lên tới 58 hạng mục.

Tháng 11/2010, Công ty Tâm Mặt Trời được Sở Thông tin và Truyền thông TP HCM cấp giấy phép thiết lập trang tin điện tử tổng hợp. Nội dung giấy phép này cho phép công ty hoạt động đăng tải một số thông tin hoạt động dịch vụ của công ty, được trích dẫn thông tin từ các nguồn báo chí chính thức phù hợp với ngành nghề kinh doanh . Tháng 12/2010, Công ty Tâm Mặt Trời được Cục Quản lý phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử cấp giấy xác nhận cung cấp dịch vụ mạng xã hội trực tuyến.

Mãi đến tháng 7/2012, Tâm Mặt Trời mới gửi hồ sơ đến Cục Thương mại điện tử và Công nghệ - Bộ Công thương để đăng ký cung cấp Sàn giao dịch thương mại điện tử (TMĐT). Như vậy, hoạt động lừa đảo nhân danh sàn giao dịch TMĐT chắc chắn phải diễn ra từ trước khi được cấp phép thì Tâm Mặt Trời mới có thể phát triển được đội ngũ thành viên và cũng là nạn nhân đông đảo đến như vậy.

Một chi tiết quan trọng là đối tượng Ngô Văn Huy, Tổng giám đốc của đường dây lừa đảo trực tuyến muaban24.vn đã bị bắt giữ, vào năm 2009 đã là nhân viên của Tâm Mặt Trời . Trong thời gian làm việc tại đây, nhận thấy mô hình này có thể làm ăn tốt ở phía Bắc, Huy đã cùng Nguyễn Tuấn Minh, Lê Văn Cường tách ra làm ăn riêng, lập nên muaban24.vn. Các nạn nhân đầu tiên của muaban24.vn chính là những người Ngô Văn Huy "bê" từ Tâm Mặt Trời sang.

Công ty Tâm Mặt Trời quảng cáo trang web emt.com.vn và emt.vn là sàn giao dịch TMĐT hiện đại, làm phóng sự phát trên truyền hình, lại còn mời các nhân vật có uy tín, có học vấn cao trong xã hội quảng cáo cho hoạt động của công ty.

Theo lời các nạn nhân kể lại, thông thường, những thuyết trình viên của Tâm Mặt Trời luôn quảng bá đây là một dự án hợp tác cùng Bộ Thương mại nhằm phát triển TMĐT ở Việt Nam, phổ cập tin học cho mọi người biết mua hàng trên mạng, biết chat, đăng ký mail, giáo dục mọi người ý thức bảo vệ môi trường v.v… và đã được đài truyền hình quay phim, đã được hơn 10 tờ báo khẳng định…

Bên cạnh đó, hàng loạt giấy tờ có đóng dấu đỏ chót với những chức danh ghê gớm sẽ được các thuyết trình viên trưng ra để thuyết phục con mồi . Theo những lời quảng cáo, thành viên khi tham gia Tâm Mặt Trời còn được học các kỹ năng mềm như kỹ năng thuyết trình, kỹ năng MC, kỹ năng nói chuyện trước công chúng và kỹ năng đàm phán. Ngoài ra, các thành viên có cơ hội tham gia miễn phí các lớp chứng khoán căn bản, tiếng Anh và tiếng Nhật, khi học xong được cấp chứng chỉ…

Ở mức độ "nổ" cao hơn nữa, trên các phương tiện thông tin đại chúng, ban lãnh đạo Tâm Mặt Trời còn tuyên bố "sàn giao dịch TMĐT EMT của Công ty cổ phần Tâm Mặt Trời, ngoài việc tổ chức những hoạt động kinh doanh, còn tổ chức những hoạt động nhằm kêu gọi ý thức bảo vệ môi trường của cộng đồng trên toàn thế giới như cùng xuống đường nhặt rác, cùng trồng cây xanh hoặc tham gia bán những sản phẩm bảo vệ môi trường".

Ma mãnh hơn, để đánh vào tín ngưỡng tôn giáo của mọi người, Tâm Mặt Trời còn đứng ra tổ chức những chương trình kiểu như "Chương trình ăn chay vì sức khỏe và bảo vệ môi trường"… với mục đích bằng mọi cách tiếp cận được với càng nhiều người càng tốt.

Những ai bỏ ra 4,8 triệu đồng sẽ được sở hữu 1 gian hàng trên website của công ty với hạn dùng mãi mãi, được mua hàng ở công ty với giá chỉ bằng 10% so với thị trường. Nếu người tham gia A giới thiệu được 1 người dưới cấp B thì A sẽ được công ty trả lại 1,5 triệu nhân với số lượng người giới thiệu được. Nếu B giới thiệu được một người dưới cấp nữa thì B sẽ được hưởng quyền như A, đồng thời A cũng được thưởng 300.000đ. Những người dưới A 1 cấp được xem là 1 cánh tay của A, nếu tồn tại 2 cánh tay mà tổng số người cấp dưới mỗi bên là 99 người thì Tâm Mặt Trời sẽ tặng cho A tài khoản lên đến 80 triệu đồng.

Thiếu tá Vũ Ngọc Minh, Phó Phòng 7 - C45 cho biết, chính vì yếu tố này mà rất nhiều người dân khi bỏ tiền ra mua gian hàng trên sàn TMĐT của Tâm Mặt Trời không hề quan tâm đến việc mua bán hàng trên đó mà chỉ tập trung đi lôi kéo người khác để mở bán gian hàng mới.

Một buổi thuyết trình hoành tráng cho mô hình lừa đảo đa cấp trực tuyến của Tâm Mặt Trời.

Những cảnh báo khẩn cấp

Theo lời Thượng tá Phạm Quang Đích, Phó Phòng 7- C45, một điều đáng chú

Trong quá trình điều tra mở rộng vụ án, Tổng cục CSPCTP kêu gọi những nạn nhân chủ động tố cáo những hành vi phạm pháp của Công ty Tâm Mặt Trời. Những thông tin về địa chỉ văn phòng đại diện, chi nhánh của Công ty Tâm Mặt Trời đề nghị liên hệ qua số ĐT: 069.37424 hoặc 0982.180176.KK

ý là ngoài những thành phố lớn, tại những tỉnh nghèo như Quảng Nam, Quảng Ngãi, Công ty Tâm Mặt Trời cũng phát triển tới 2 văn phòng đại diện, chứng tỏ mục tiêu của Tâm Mặt Trời là trực tiếp đánh vào những người còn mù mờ về TMĐT để dễ thực hiện hành vi thúc đẩy lừa đảo bán hàng đa cấp.

Trên một chương trình truyền hình về TMĐT, chính Giám đốc của Tâm Mặt Trời Nguyễn Hoàng Vũ cũng đã phát biểu "trình độ tiếp cận công nghệ thông tin của người dân Việt Nam tại các vùng sâu vùng xa rất nhiều hạn chế, hành lang pháp lý hiện nay cũng chưa được hoàn thiện, chưa có động thái bảo vệ người tiêu dùng". Hiểu rõ những khoảng trống này, Công ty Tâm Mặt Trời càng đẩy mạnh các hành vi lừa đảo.

Tại những địa phương này, Tâm Mặt Trời vận động, lôi kéo hội viên tham gia bằng cách: tổ chức các buổi thuyết trình, cho hội viên xem phóng sự, phát tài liệu tuyên truyền, nên các hội viên có thu nhập hàng trăm triệu đồng/tháng mà công việc không vất vả nên khi tham gia vẫn có thời gian làm công việc khác. Bên cạnh đó, các hội viên chính thức sẽ có nhiều quyền lợi như: được mua hàng giảm giá, được đào tạo về Internet, kỹ năng kinh doanh, được học ngoại ngữ, được giao lưu kết bạn…

Đại tá Lê Văn Tam, Trưởng phòng 7 C45 cho biết, Tâm Mặt Trời còn tập trung đánh vào lòng tham và tâm lý muốn kiếm tiền nhanh của các sinh viên. Các tuyên truyền viên của Tâm Mặt Trời không chỉ tiếp cận các sinh viên ngoài đời mà còn liên tục tuyên truyền trên các trang mạng xã hội, các diễn đàn về tin học, về TMĐT và việc làm… để mở rộng danh sách nạn nhân. Có một điều đáng cảnh báo là nhiều sinh viên khi đã bị lừa số tiền vài triệu đồng, khi nhận ra sự thực, lại có tâm lý cố gắng đi lừa người khác để gỡ gạc lại. Nhưng nhiều sinh viên lại có tâm lý buông xuôi, khi thấy mình bị lừa thì coi như bị mất, coi như một điều xấu hổ, không mạnh dạn tố cáo với cơ quan chức năng cũng như cảnh báo cộng đồng.

Trong quá trình điều tra, theo lời Đại tá Lê Văn Tam, các ĐTV khá bất ngờ về mức độ lợi dụng khai thác các kênh truyền thông chính thống của Tâm Mặt Trời. Công ty này đã huy động được một đội ngũ hùng hậu các trí thức, chuyên gia, thậm chí cả các chức sắc tôn giáo… phát biểu trên truyền hình, báo chí trong những chương trình quảng bá về Tâm Mặt Trời. Những chương trình hay bài báo này sau đó được đưa lên YouTube hay nhân bản để làm bằng chứng thuyết phục các nạn nhân về độ khả tín của hình thức sàn giao dịch TMĐT mà công ty này thực hiện.

Cơ quan điều tra mong nhân dân nâng cao cảnh giác với các thủ đoạn lừa đảo có liên quan đến TMĐT, nhất là các địa bàn vùng sâu vùng xa, dân trí còn thấp. CQĐT cũng yêu cầu các phương tiện truyền thông hết sức cẩn trọng trong công tác tuyên truyền những lĩnh vực còn mới và đòi hỏi kiến thức chuyên sâu như TMĐT, tránh diễn ra tình trạng bị lợi dụng cài cắm thông tin. Đây là một lĩnh vực còn mới, người dân dễ bị các đối tượng đánh vào tâm lý muốn kiếm tiền nhanh và dễ dàng, dễ bị choáng ngợp bởi những thủ đoạn tuyên truyền rùm beng mang nặng tính hình thức… nên dễ bị cuốn vào vòng xoáy lừa đả.


 Theo: CAND.com -  Việt Đông


Ý kiến bạn đọc 0 bình luận
 
Gửi bình luận của bạn
(Bấm vào đây để nhận mã)
Gửi thông tin Nhập lại
 
 
                                

Bản quyền thuộc về:  Công ty cp Giáo dục và Đào tạo Hoàng Gia Quốc Tế
S
Ince 31-08-2010

Ban truyền thông quan hệ quốc tế - Hiệp hội làng nghề Việt Nam     

Phụ trách biên tập : Nhà báo Lê Kim Hoa       

Địa chỉ: T 16 Hàn Việt Tower- 348 Kim Ngưu, Q Hai Bà Trưng, Hà Nội

Văn phòng 1: Tầng 2 Tòa nhà 14a Khu đô thị Định Công - Quận Hoàng Mai _ Hà Nội - văn phòng Lineup

Văn phòng 2: 489 Hoàng Quốc Việt tầng 03                                             

International royal education & training.,jsc                                                

Tel: 024.73046226  Hot line; 0929805137 Viber - zalo :0929805137 

Email: irecvietnam@gmail.com   : facebook: irecvietnam,  


 

2
Đang xem:
72.502.977
Tổng truy cập: