KINH TẾ - KHỞI NGHIỆP - XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI
Tất cả khó khăn phải được tháo gỡ để khơi dậy tiềm năng phát triển ngành nghề nông thôn
(Ngày đăng: 24/11/2020   Lượt xem: 269)

Theo Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường, Nghị định 52/2018/NĐ-CP của Chính phủ về phát triển ngành nghề nông thôn chính là khơi dậy tiềm năng cho ngành ngành nghề nông thôn phát triển và sau 2 năm triển khai, Bộ muốn lắng nghe từ địa phương với mục tiêu tất cả các khó khăn, vưởng mắc phải được tiếp thu, thảo gỡ


 
Tháo gỡ khó khăn để khơi dậy tiềm năng phát triển ngành nghề nông thôn.

Doanh thu tăng hơn 20%

Theo Báo cáo của Bộ NN&PTNT tại hội nghị Sơ kết 2 năm thực hiện Nghị định 52/2018/NĐ-CP của Chính phủ về phát triển ngành nghề nông thôn (Nghị định 52) sáng nay - 23/11, trong giai đoạn 2018 - 2020, các bộ ngành, địa phương đã triển khai 60 mô hình, dự án thí điểm về phát triển ngành nghề nông thôn và 100 mô hình thuộc Chương trình khuyến công Quốc gia; Mở các lớp tập huấn cho 500 cán bộ quản lý Nhà nước về ngành nghề nông thôn, 800 lao động tại các cơ sở công nghiệp nông thôn, đồng thời, đào tạo khởi nghiệp cho hơn 5.700 học viên…

 
 Toàn cảnh hội nghị.

Nhờ sự vào cuộc chủ động của các bộ ngành, địa phương, đến năm 2020, cả nước có trên 817.000 cơ sở cơ sở sản xuất, kinh doanh các ngành nghề nông thôn, trong đó có 9.459 doanh nghiệp (DN), 3.382 hợp tác xã (HTX), 6.553 tổ hợp tác và trên 797.600 hộ gia đình; tăng 119.000 cơ sở so với năm 2017 - thời điểm trước khi có Nghị định 52.

Chia theo 7 nhóm nghề quy định tại Nghị định 52, nhóm sản xuất sản phẩm thủ công, mây tre đan, gốm sứ, thuỷ tinh, dệt may, sợi, theo ren, đan lát, cơ khí nhỏ, điêu khắc chiếm số lượng lớn nhất với 35,3% tổng số cơ sở. Tiếp đến là nhóm các dịch vụ phục vụ sản xuất, đời sống dân cư nông thôn 24,1%; Nhóm bảo quản, chế biến nông lâm thuỷ sản 23%; Nhóm sản xuất hàng mỹ nghệ 8,1%; Nhóm sản suất và kinh doanh sinh vật cảnh 4,7%; Nhóm xử lý chế biến nguyên vật liệu phục vụ sản xuất ngành nghề nông thôn 4,1%: Và nhóm sản xuất muối chiểm 0,8%.

Tổng doanh thu từ các hoạt động ngành nghề nông thôn đạt 236.200 tỷ đồng, tăng 40.000 tỷ đồng (tương ứng 20,5%) so với năm 2017. Số lao động trong lĩnh vực ngành nghề nông thôn là trên 2,3 triệu người, tăng 300.000 lao động só với năm 2017. Thu nhập bình quân đạt 4 – 5 triệu đồng/lao động/tháng, cao gấp hơn 2 lần lao động thuần nông.

Báo cáo cũng cho biết. mức độ tăng trưởng về kim ngạch và thị trường xuất khẩu đối với sản phẩm làng nghề khá cao, đạt bình quân khoảng 10%/năm. Năm 2019, kim ngạch xuất khẩu của riêng hàng thủ công mỹ nghệ đạt 2,35 tỷ USD, tăng 0,6 tỷ USD so với năm 2017. Hiện hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đã có mặt tại 163 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó thị trường xuất khẩu chính là Mỹ, Nhật Bản và Châu Âu…

                                                Theo: baophapluat.vn
Ý kiến bạn đọc 0 bình luận
 
Gửi bình luận của bạn
(Bấm vào đây để nhận mã)
Gửi thông tin Nhập lại
 
 
                                

Bản quyền thuộc về:  Công ty cp Giáo dục và Đào tạo Hoàng Gia Quốc Tế
S
Ince 31-08-2010

Ban truyền thông quan hệ quốc tế - Hiệp hội làng nghề Việt Nam     

Phụ trách biên tập : Nhà báo Lê Kim Hoa       

Địa chỉ: T 16 Hàn Việt Tower- 348 Kim Ngưu, Q Hai Bà Trưng, Hà Nội

Văn phòng 1: Tầng 2 Tòa nhà 14a Khu đô thị Định Công - Quận Hoàng Mai _ Hà Nội - văn phòng Lineup

Văn phòng 2: 489 Hoàng Quốc Việt tầng 03                                             

International royal education & training.,jsc                                                

Tel: 024.73046226  Hot line; 0929805137 Viber - zalo :0929805137 

Email: irecvietnam@gmail.com   : facebook: irecvietnam,  


 

2
Đang xem:
72.456.106
Tổng truy cập: