KINH TẾ - KHỞI NGHIỆP - XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI
Phát triển nghề ở Đông Quang
(Ngày đăng: 10/11/2012   Lượt xem: 950)

Nói đến Ðông Quang hẳn ai cũng biết tới nghề dệt bao đay vốn nổi tiếng từ lâu đời. Trải qua nhiều biến cố của lịch sử, nghề truyền thống này vẫn tồn tại và phát triển từ dệt vải tiến tới dệt bao đay, từ khi làm thủ công đến nay chuyển sang bán công nghiệp.

9446_DSC_9407.JPG
Nghề dệt bao đay ở xã Ðông Quang (Ðông Hưng). Ảnh: Thành Tâm

Về Ðông Quang (Ðông Hưng) giữa thời điểm lúa xuân đang trong giai đoạn chín, người dân ai nấy đều vui mừng vì lại sắp có mùa vàng bội thu. Những ngày này, nhà nào cũng tập trung vào làm nghề, nhiều nghề truyền thống được duy trì và phát triển mạnh như nghề làm hương và dệt bao đay đã đem lại thu nhập cao cho người dân. Các nghề khác cũng được du nhập và mở rộng, góp phần đưa giá trị sản xuất từ nghề của Ðông Quang hàng năm đạt hàng chục tỷ đồng.

Nói đến Ðông Quang hẳn ai cũng biết tới nghề dệt bao đay vốn nổi tiếng từ lâu đời. Trải qua nhiều biến cố của lịch sử, nghề truyền thống này vẫn tồn tại và phát triển từ dệt vải tiến tới dệt bao đay, từ khi làm thủ công đến nay chuyển sang bán công nghiệp . Những tiếng ‘’lách tách, lách tách’’ văng vẳng khắp các thôn cùng ngõ hẻm đã trở thành tín hiệu đặc trưng của làng nghề ở Ðông Hưng.

Chủ tịch UBND xã Bùi Hùng Thiển cho biết: Nhờ phát triển nghề, đến nay đời sống của người dân ngày một nâng cao, bộ mặt nông thôn ngày càng đổi mới. Xã có 6 thôn, gần 6.000 khẩu, trong đó có 1.700 người tham gia làm nghề dệt, chủ yếu ở thôn Hưng Ðạo Ðông và Hưng Ðạo Tây, chiếm trên 50% lao động của xã. Trước đây, toàn xã có trên 10 tổ dệt nhưng đến nay đã quy gọn lại thành 3 cơ sở sản xuất với 295 khung dệt. Các hộ dệt bao đay được 3 cơ sở này cung cấp nguyên liệu và lo đầu ra cho sản phẩm vì thế người dân yên tâm gắn bó với nghề.

Vài năm trở lại đây, các hộ dân đã cơ giới hóa một số khâu sản xuất góp phần đưa năng suất cao hơn gấp 1,5 lần trước đó. Nhờ vậy thu nhập từ nghề dệt cũng tăng lên trên 1 triệu đồng/người/ tháng. Nhờ phát triển nghề dệt, tỷ lệ hộ giàu, hộ khá của làng Hưng Ðạo đã chiếm tới 92%, 100% hộ có nhà mái bằng, nhà tầng . Ðiển hình như gia đình ông Vũ Văn Thanh, thôn Hưng Ðạo Ðông đã thu hút gần 100 hộ tham gia làm vệ tinh. Trung bình ông nhập trên 20 tấn sợi/tháng cung cấp cho các hộ dệt và xuất hàng nghìn bao bì đóng gói sản phẩm như tiêu, cà phê, gạo, điều… đem lại thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm. Cái hay của nghề dệt bao đay đó là ai cũng làm được, vì vậy bất kể là người già hay trẻ em đều có thể tham gia.

Ông Phạm Văn Cải, thôn Hưng Ðạo Ðông đã gần 70 tuổi, làm nghề dệt hơn 20 năm nay là một điển hình. Từ khi còn lấy sợi qua hợp tác xã đến khi lấy của tư nhân ông đều miệt mài bám trụ với khung dệt. Với gia đình ông, chỉ cần thu nhập gần 2 triệu đồng/tháng từ dệt kết hợp với cấy vài sào lúa là đủ cho cuộc sống chốn thôn quê. Ông cho rằng, nghề dệt sẽ còn gắn bó lâu bền với người Ðông Quang bởi không những tạo ra công ăn việc làm trong lúc nông nhàn mà còn giúp cho lớp trẻ tránh xa được các tệ nạn xã hội.

Ngoài nghề dệt, ở Ðông Quang còn có nghề truyền thống làm hương, nhưng không phải ai cũng làm được do đòi hỏi về độ khéo của bàn tay và bí quyết pha chế hương vị. Hiện nay Ðông Quang có 40 hộ làm nghề hương tạo việc làm cho gần 100 lao động, với thu nhập bình quân 2 triệu đồng/người/tháng. Chủ cơ sở sản xuất Vũ Cao Khang, thôn Tô Hiệu cho biết, 30 năm nay gia đình anh duy trì làm nghề hương để nâng cao thu nhập Khác với trước kia còn vo hương bằng tay, anh đã phải thuê trên 20 lao động thì nay máy móc đã thay thế được một số công đoạn nên anh chỉ thuê từ 7-10 lao động. Năm 2007, anh đầu tư hàng chục triệu đồng vào mua máy, trung bình mỗi tháng xuất đi các tỉnh từ 25 -30 vạn hương, công suất cao gấp 3 lần so với trước, đem lại thu nhập cho gia đình trên 100 triệu đồng/năm. Riêng dịp gần Tết, anh thường xuất từ 70-90 vạn hương/tháng, thu nhập cao gấp 3 lần tháng bình thường.

Không chỉ phát huy nghề truyền thống, người dân Ðông Quang còn tiếp thu nghề mới như nghề làm chăn bông thu hút 80 lao động, nghề làm bánh 40 hộ, hàng trăm lao động làm nghề xây, nghề mộc, nghề hàn. Nghề phát triển nên đời sống của người dân ngày càng được nâng cao. Hiện nay, thu nhập bình quân đầu người của Ðông Quang đạt 14,1 triệu đồng/năm, tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 13,4%. Toàn xã có khoảng 73% hộ khá, hộ giàu, trên 80% nhà mái bằng, nhà tầng, không còn nhà tranh vách đất, 80% hộ có xe máy, 100% hộ có phương tiện nghe nhìn, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 7,89%.

Ðể làng nghề tiếp tục phát triển bền vững, người dân Ðông Quang mong muốn các cấp sớm quan tâm, đầu tư nâng cấp hệ thống điện, đường của xã. Hiện nay, hệ thống đường và cầu đã xuống cấp nghiêm trọng không đáp ứng được nhu cầu vận chuyển hàng hóa, đi lại của nhân dân Hơn nữa, hệ thống điện cũng chưa bảo đảm cho sự phát triển của làng nghề, phần lớn người dân sử dụng mô tơ để dệt bao đay nhưng đường dây điện và trạm biến áp còn quá yếu, công suất nhỏ và kém chất lượng đã ảnh hưởng không nhỏ tới sự phát triển của làng nghề.

Thu Thủy

Ý kiến bạn đọc 0 bình luận
 
Gửi bình luận của bạn
(Bấm vào đây để nhận mã)
Gửi thông tin Nhập lại
 
 
                                

Bản quyền thuộc về:  Công ty cp Giáo dục và Đào tạo Hoàng Gia Quốc Tế
S
Ince 31-08-2010

Ban truyền thông quan hệ quốc tế - Hiệp hội làng nghề Việt Nam     

Phụ trách biên tập : Nhà báo Lê Kim Hoa       

Địa chỉ: T 16 Hàn Việt Tower- 348 Kim Ngưu, Q Hai Bà Trưng, Hà Nội

Văn phòng 1: Tầng 2 số nhà 5 ngách 82/3 Phố Yên Lãng - Quận Đống Đa - TP Hà Nội

Văn phòng 2: 489 Hoàng Quốc Việt tầng 03                                             

International royal education & training.,jsc                                                

Tel: 034.8560486  Hot line; 0929805137 Viber - zalo :0929805137 

Email: irecvietnam@gmail.com   : facebook: irecvietnam,  


 

25
Đang xem:
72.911.848
Tổng truy cập: