KINH TẾ - KHỞI NGHIỆP - XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI
Tiếng thở dài của những làng nghề
(Ngày đăng: 31/10/2012   Lượt xem: 1172)

Qui mô sản xuất giảm đáng kể, nhiều doanh nghiệp đóng cửa, thợ giỏi, nghệ nhân phải bỏ nghề vì hàng hóa ế ẩm, thu nhập bèo bọt…là thực tế đang tồn tại ở nhiều làng nghề. Trong cái khó chung của suy thoái kinh tế, sự đình trệ sản xuất không chỉ làm thiệt hại về kinh tế cho làng nghề và đời sống người dân, mà nó còn tiềm ẩn nguy cơ xóa sổ những làng nghề truyền thống.

2012_304_8_A4.jpg

Dệt lụa Vạn Phúc-Hà Đông

Đìu hiu làng nghề

Chúng tôi đến làng làm chăn ga gối đệm Trát Cầu - một làng nghề của huyện Thường Tín, Hà Nội vào những ngày "mùa”. Không thấy cảnh nhộn nhịp của một làng nghề vào chính vụ. Khá nhiều người trong làng tụ tập bên quán nước chè đầu làng nói chuyện thời sự thế giới, trong nước. Để rồi cuối cùng câu chuyện lại trở về với giá cả, với nỗi lo sản phẩm làng nghề không bán được biết lấy gì để trang trải cuộc sống.

Ông Nguyễn Thế Toản một nông dân trong làng cho biết, hàng năm vào những ngày này, mọi người có muốn cũng không có thời gian uống một cốc ước chè, chơi với nhau một ván cờ bởi ai cũng tất bật với công việc. Cả làng rộn rã tiếng nói, cười. Với người dân Trát Cầu, ngoài 2 vụ lúa trong năm họ còn có thêm một vụ mùa nữa là sản xuất chăn -ga -gối- đệm, người trong làng vẫn quen gọi là vụ tăng gia xúc tiến xuất khẩu. Vụ này dù không kéo dài, nhưng cũng giúp nhiều người có của ăn của để, giải quyết cả ngàn lao động ở những vùng lân cận với thu nhập bình quân 3 triệu đồng/tháng. Nhờ vậy mà rất nhiều ngôi nhà khang trang đã được mọc lên trên mảnh đất thuần nông này. Thế nhưng, khoảng một, hai vụ gần đây, đặc biệt là từ đầu năm đến giờ sản xuất làng nghề đình đốn.

Anh Dương Xuân Tuấn, chủ cơ sở sản xuất kinh doanh Tuấn Hiền, một người kế nghiệp nghề làm chăn, ga, gối, đệm cho biết, anh sinh ra và lớn lên tại làng nghề Trát Cầu, tận tường những cơn sóng gió của làng nghề. Thế nhưng, chưa năm nào sản xuất kinh doanh lại ế ẩm đến thế xuất khẩu thủ công mỹ nghệ. Mấy năm trước làng nghề điêu đứng vì phải chống chọi với hàng hóa giá rẻ của Trung Quốc tràn ngập thị trường, rồi có những giai đoạn Trát Cầu phải ngậm ngùi cắt giảm hàng hóa vì biến đổi khí hậu... Anh Tuấn cười buồn. Người làng Trát Cầu chỉ thích mùa đông. Càng rét hàng bán càng chạy. Nhưng mùa đông cứ ngày một co ngắn lại đã khiến làng nghề Trát Cầu lao đao.

Anh Tuấn bảo, lúc gặp thời, đã có lúc sản phẩm của làng nghề theo chân thương lái tỏa đi khắp miền của đất nước thậm chí tìm được chỗ đứng tại thị trường Lào, Camphuchia và một số nước lân cận. Vậy mà, từ đầu năm đến giờ cả doanh nghiệp, cơ sở sản xuất và người dân làng nghề đều chung một nỗi lo. Lo khó giữ nghề truyền thống vì suy thoái kinh tế, người dân ai cũng lo thắt chặt chi tiêu.

Chung cảnh ngộ với làng nghề Trát Cầu, làng lụa Vạn Phúc (Hà Đông, Hà Nội) từng nức tiếng cả nước với những tấm lụa bền, đẹp, giờ đây cũng lâm cành đìu hiu, ế ẩm. Không còn thấy cảnh buôn tơ, bán lụa rộn ràng, hi hữu mới có một vài đoàn khách nước ngoài ghé qua tham quan cơ hội xuất khẩu thủy sản. Đi giữa làng nghề dệt nhưng không còn nghe tiếng lách cách thoi đưa phát ra từ các khung cửi…

Ông Nguyễn Văn Sinh, Chủ tịch Hiệp hội Làng nghề lụa Vạn Phúc cho biết, do lụa dệt ra không còn bán chạy như những năm trước nên 40% số máy dệt trong làng bỏ không. Nhiều gia đình hiện còn tồn đọng hàng chục, hàng trăm kiện lụa. Cũng vì vậy, trong 2 năm qua, đã có 30% số hộ trong làng phải bỏ nghề dệt lụa và chuyển sang nghề khác.

2012_304_8_A5.jpg 

Làng nghề Trát Cầu lúc vào mùa

Khó khăn chồng chất

Tâm sự với chúng tôi anh Dương Xuân Tuấn cho hay, tiền đầu tư nhà xưởng, tiền vốn lưu động đều do người dân tích cóp được hoặc cơ sở sản xuất vay được vốn lãi suất thấp từ ngân hàng chính sách. Nhưng đó cũng chỉ là số vốn ít ỏi, hạn hẹp không đủ sức quay vòng nếu chỉ ế hàng trong một vụ . Trước kia người dân sản xuất thường theo đơn đặt hàng, nợ gối đầu, tiền vào ra liên tục nên cũng đỡ phải lo chuyện vốn liếng. Nay vốn đã đổ hết vào hàng rồi, muốn duy trì sản xuất chỉ có cánh tiếp tục vay ngân hàng. Nghe nói, Chính phủ có gói cứu trợ 29 nghìn tỉ để cứu doanh nghiệp nhưng chưa thấy có doanh nghiệp làng nghề của Trát Cầu được hỗ trợ vay vốn.

Mang nỗi niềm của doanh nghiệp làng nghề tìm gặp những người có trách nhiệm của xã Tiền Phong, ông Dương Ngọc Minh, Phó Chủ tịch phụ trách kinh tế xã cho biết, cái khó nhất của làng nghề Trát Cầu hiện nay vẫn là vay vốn ngân hàng. Thực tế doanh nghiệp làng nghề, cơ sở sản xuất vẫn phải vay vốn với lãi suất cao 18%/năm, có lẽ đó là lý do khiến nhiều người dân trong làng quyết định thu hẹp sản xuất vì ..thiếu vốn . Hiện chỉ có khoảng 1/3 số hộ kinh doanh tại làng nghề đề nghị xin được vay vốn dù mùa vụ đã đến rồi. Về những khó khăn trong tiêu thụ hàng hóa của làng nghề ông Minh cũng thừa nhận chính quyền chưa có giải pháp.

Làng nghề sắt thép Đa Hội (Từ Sơn- Bắc Ninh) cũng từng là một địa chỉ tạo công ăn việc làm cho hơn 4000 người, nhưng giờ đây đang lâm cảnh èo uột. Nguyên nhân thì có rất nhiều, nhưng cái chính là hàng tồn kho, sản xuất cầm chừng không đủ trả lãi vay ngân hàng, lãi mẹ đẻ lãi con dồn nhiều chủ doanh nghiệp vào bước đường cùng- ông Đỗ Văn Hiền, Chủ tịch UBND phường Châu Khê (Từ Sơn - Bắc Ninh) cho biết như vậy.

Ngọn nguồn những khó khăn của làng sắt Đa Hội có lẽ là do bất động sản đóng băng. Quá nhiều công trình xây dựng bỏ dở, kéo theo thị trường vật liệu xây dựng ngày càng ế ẩm, sản phẩm của làng làm ra không bán được . Nhiều chủ cơ sở không trả được nợ, khi món nợ lên tới 10-11 tỷ đồng, thậm chí có doanh nghiệp nợ hơn 20 tỷ đồng, phải trốn khỏi làng...

2012_304_8_A6.jpg 

Sắt thép Đa Hội (Từ Sơn-Bắc Ninh)

Phải tự cứu mình

Ông Lê Thanh Chiến - Trung tâm hỗ trợ đầu tư phát triển làng nghề (Hiệp hội làng nghề Việt Nam) cho biết: giờ đây, cái khó nhất của doanh nghiệp, cơ sở sản xuất làng nghề là thiếu vốn. Hiện mới chỉ có 30% doanh nghiệp, cơ sở sản xuất được vay ngân hàng, còn 70% không đủ điều kiện vay vì thủ tục. Trong khi vốn là điều kiện cần và đủ để doanh nghiệp, cơ sở làng nghề trang trải trong giai đoạn khó khăn thì họ lại không nhận được sự trợ giúp này. Đó là lý do rất nhiều doanh nghiệp từ bỏ làng nghề kéo theo hệ lụy lao động làng nghề mất việc.

Và như vậy, trong khi chờ đợi tiếp cận vốn hỗ trợ sản xuất, người làng nghề vẫn đang phải chủ động tự cứu mình trong cuộc cuộc mưu sinh.

Theo đại đoàn kết

Ý kiến bạn đọc 0 bình luận
 
Gửi bình luận của bạn
(Bấm vào đây để nhận mã)
Gửi thông tin Nhập lại
 
 
                                

Bản quyền thuộc về:  Công ty cp Giáo dục và Đào tạo Hoàng Gia Quốc Tế
S
Ince 31-08-2010

Ban truyền thông quan hệ quốc tế - Hiệp hội làng nghề Việt Nam     

Phụ trách biên tập : Nhà báo Lê Kim Hoa       

Địa chỉ: T 16 Hàn Việt Tower- 348 Kim Ngưu, Q Hai Bà Trưng, Hà Nội

Văn phòng 1: Tầng 2 Tòa nhà 14a Khu đô thị Định Công - Quận Hoàng Mai _ Hà Nội - văn phòng Lineup

Văn phòng 2: 489 Hoàng Quốc Việt tầng 03                                             

International royal education & training.,jsc                                                

Tel: 024.73046226  Hot line; 0929805137 Viber - zalo :0929805137 

Email: irecvietnam@gmail.com   : facebook: irecvietnam,  


 

10
Đang xem:
72.498.515
Tổng truy cập: