KINH TẾ - KHỞI NGHIỆP - XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI
Thăm xóm giầm chèo miền Tây
(Ngày đăng: 30/10/2012   Lượt xem: 801)

Cứ đến mùa lũ, người dân miền Tây lại vào mùa làm nghề sản xuất giầm chèo. Cuộc sống của người dân vùng lũ dường như không mấy ảnh hưởng mà còn sung túc hơn.

Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, nghề làm giầm chèo tại khóm Thới Hòa, phường Mỹ Thạnh (TP.Long Xuyên, An Giang) vẫn tồn tại, giúp nhiều người dân địa phương có cuộc sống sung túc.

g1.jpg
Giầm chèo giúp người dân đi khắp kênh rạch miền Tây.

Lũ lên nghề giầm chèo vào mùa

Xóm giầm chèo nằm nơi cửa ngõ An Giang - Thành phố Cần Thơ trên quốc lộ 1. Tiếng cưa, tiếng bào, đục đẽo xen lẫn tiếng cười nói tạo nên không khí làm việc khá tất bật. Đón chúng tôi ngay đầu con đường rẽ vào xóm, anh Lê Văn Tiến, Tổ trưởng Tổ sản xuất giầm chèo phấn khởi chia sẻ: “Nhờ có nhiều đầu mối tiêu thụ, cung ứng sản phẩm quanh năm nên kinh tế của dân sống bằng nghề không bị ảnh hưởng nhiều bởi con nước lũ như một số nghề khác…”. Anh kể, ngay cả những năm nước lên khá thấp thì dân làm nghề vẫn sống khỏe với nghề truyền thống có lịch sử hơn 50 năm của cha ông để lại quy trình xuất khẩu gỗ. Cơ ngơi khang trang, tiện nghi đủ đầy của gia chủ là minh chứng cho sự “ăn nên làm ra” của người thợ chăm chỉ, yêu nghề. Vào mùa lũ năm 2010, khi về thăm xóm lưỡi câu Mỹ Hòa, Phú Thọ, xóm đóng xuồng ghe Mỹ Hiệp… những người thợ không ngớt than thở, ngán ngẩm và tính chuyện bỏ nghề vì làm ăn thất bát, hàng làm ra chỉ ở mức độ cầm chừng.

Dẫn chúng tôi dạo vòng quanh xóm, anh Tiến cho biết: Mỗi ngày, các cơ sở trung bình cho ra khoảng 150 cây giầm, 70 - 80 cặp chèo. Số lượng giầm chèo “xuất xưởng” ổn định, hàng làm ra không hề bị giảm sút và chưa xảy ra tình trạng bị tồn kho, ứ đọng. Được biết, những sản phẩm có hình thức đẹp mắt, bề mặt bóng láng này được làm ra từ gỗ dẻ, chăm chất lượng tốt được mua về từ các mối lái ở tỉnh Đồng Tháp xuất khẩu chè. Ngoài ra, còn nguồn gỗ nhập từ Indonesia. Đặc biệt, giầm chèo Mỹ Thạnh được người dùng đánh giá cao bởi rất vừa tay người dùng. Khách hàng các nơi trên khắp các tỉnh sông nước Đồng bằng Cửu Long đặt hàng thường xuyên. Không những vậy, sản phẩm vươn tới các địa phương tại nước bạn Campuchia từ nhiều năm qua.

g2.jpg
Nghề giầm chèo tạo nhiều việc làm cho người lao động.

Được an ủi từ nghề

Nghề sản xuất giầm chèo tuy vất vả nhưng đem về cho gia chủ nguồn thu nhập tương đối ổn định. Người lao động tại các cơ sở nhọc nhằn một ngày cũng “lĩnh” được khoảng 100 ngàn đồng/người/ngày. Người già vốn ưa hoài cổ, miên man nghĩ về quá khứ và sự thay đổi nơi chốn sinh sống. Nhưng không phải không có cơ sở. Trong cuộc chuyện trò về nghề, những người thợ cần mẫn năm nào khỏi xốn xang bởi bước thăng trầm của nghề cơ hội xuất khẩu. Theo những bậc cao niên ở địa phương, ngày xưa nơi này rất nghèo khó. Khoảng năm 1965, có người đàn ông ở miệt Hậu Giang mang gia đình chạy nạn chiến tranh đến đây, mang theo nghề giầm chèo. Do là người duy nhất làm ra nên sản phẩm bán rất chạy. Ngoài ra, thời ấy, giao thông thủy là hình thức chủ yếu của người dân. Từ gia đình ông, nghề lan tỏa ra khắp các hộ dân trong xóm nghèo bên bờ sông Hậu.

Ông Trần Văn Vinh, 64 tuổi, thâm niên nghề ngót nghét con số 40 chia sẻ bằng giọng buồn thiu: “Từ 35 hộ sản xuất vào những năm 90 của thế kỷ trước, nay xóm mình chỉ còn 12 hộ sản xuất thường xuyên. Người trẻ nay không mặn mà với nghề do cha ông để lại, tụi nó sợ cực khổ nhiều…”. Người thợ năm nào tóc đã trắng màu cước, chỉ có bàn tay chai sần dấu ấn của nghề. Nhiều phụ huynh trong xóm cũng không khuyến khích con theo nghề vất vả, lại nguy hiểm . Những đứa trẻ quen mùi ngay ngáy của gỗ, lớn lên trong âm thanh của tiếng bào, cưa của cha nhưng lúc trưởng thành thì lắc đầu quầy quậy chuyển nghề. Hay bị thu hút vào các nhà máy, xí nghiệp, công ty chế biến thủy sản trong và ngoài tỉnh. Cũng dễ hiểu, bởi nghề mới giải quyết ngay tức thời nhu cầu việc làm mà không đòi hỏi sự khéo léo, lại nhanh kiếm tiền hơn. Riêng ông Vinh còn niềm an ủi bởi người con trai tiếp nối nghề, cơ sở nhỏ của anh này làm ăn cũng khá phát đạt.

Không còn ở giai đoạn cực thịnh như trước kia song nghề giầm chèo cũng góp phần tạo công ăn việc làm cho hơn 50 lao động tại địa phương. Và điều quan trọng, số hộ giảm nhiều song số lượng sản phẩm làm ra tăng nhiều lần, do máy móc hiện đại được đầu tư thay thế sức người ở nhiều công đoạn… Để tạo thêm thu nhập, người thợ đã năng động đa dạng hóa sản phẩm, cho ra đời thêm sản phẩm cán leng bán chạy không kém . Mấy năm nay, tỉnh An Giang cũng đã quan tâm, hỗ trợ người dân đăng ký thương hiệu và công nhận các làng nghề trên địa bàn nhằm lưu giữ, phát triển nghề tiểu thủ công nghiệp… Riêng TP.Long Xuyên có bốn làng nghề được hỗ trợ đăng ký thương hiệu tập thể và đã được Cục Sở hữu trí tuệ công nhận gồm: Bánh tráng Mỹ Khánh và giầm chèo Mỹ Thạnh, làng nghề lưỡi câu Mỹ Hòa, nhang Bình Đức.

Theo LV

Ý kiến bạn đọc 0 bình luận
 
Gửi bình luận của bạn
(Bấm vào đây để nhận mã)
Gửi thông tin Nhập lại
 
 
                                

Bản quyền thuộc về:  Công ty cp Giáo dục và Đào tạo Hoàng Gia Quốc Tế
S
Ince 31-08-2010

Ban truyền thông quan hệ quốc tế - Hiệp hội làng nghề Việt Nam     

Phụ trách biên tập : Nhà báo Lê Kim Hoa       

Địa chỉ: T 16 Hàn Việt Tower- 348 Kim Ngưu, Q Hai Bà Trưng, Hà Nội

Văn phòng 1: Tầng 2 Tòa nhà 14a Khu đô thị Định Công - Quận Hoàng Mai _ Hà Nội - văn phòng Lineup

Văn phòng 2: 489 Hoàng Quốc Việt tầng 03                                             

International royal education & training.,jsc                                                

Tel: 024.73046226  Hot line; 0929805137 Viber - zalo :0929805137 

Email: irecvietnam@gmail.com   : facebook: irecvietnam,  


 

9
Đang xem:
72.498.760
Tổng truy cập: