KINH TẾ - KHỞI NGHIỆP - XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI
Nghề nón đứng trước thử thách
(Ngày đăng: 30/10/2012   Lượt xem: 2573)

Theo thống kê, năm 2008, thành phố Huế vẫn có khoảng 900 gia đình làm nghề chằm nón, thu hút gần hai ngàn lao động. Tuy nhiên, dưới ảnh hưởng mạnh mẽ của đời sống hiện đại, ngày nay nghề làm nón đang đứng trước những nguy cơ và thử thách nghiệt ngã.

non tay ho 

Về với làng nón Tây Hồ

Ở Thừa Thiên Huế có rất nhiều làng nón nổi tiếng như Đốc Sơ, Mỹ Lam, Đồng Di,  La Ỷ, Nam Phổ, Phú Cam, Tây Hồ... Nhưng hiện nay nghề làm nón đang phải đối mặt với rất nhiều khó khăn.  Nhiều người theo nghề không nổi phải bỏ làng đi xa làm ăn. Kim Long, Phú Cam, An Cựu, Dạ Lê... những làng nón nổi tiếng xưa giờ đều chỉ còn chưa đến mười nhà bám trụ nghề truyền thống này.

Về đến làng nón Tây Hồ ở xã Phú Hồ huyện Phú Vang, một trong những làng nghề làm nón lâu đời và nổi tiếng, chúng tôi không khỏi ngạc nhiên khi lang thang mãi mà vẫn chỉ thấy… rơm rạ, xi măng, cát sạn … trước các nếp nhà, không thấy cảnh tượng làm nón. Hỏi ra mới hay nghề làm nón giờ chỉ là nghề phụ của các hộ gia đình, nhiều hộ dân đã chuyển sang nghề làm lúa và đúc bờ lô, bà con chỉ tranh thủ vào thời gian rảnh rỗi công việc đồng áng mới làm, mặc dù trong làng ai ai cũng biết chằm nón, ngay cả đứa trẻ học lớp 5. Tìm mãi chúng tôi mới được giới thiệu đến nhà chị Dương Thị Ngọc, một trong số ít gia đình còn sống bằng nghề nón xuất khẩu gỗ. Chị đã gắn bó với nghề nón hơn 45 năm nay, cũng nhờ chằm nón chị đã nuôi được ba con vào đại học. Nhưng chị cho rằng cái nghề “gia truyền” này đến đời chị xem như là chấm dứt, bởi lớp người trẻ như con chị thường đi theo nghề khác chứ không chịu ngồi chằm nón vì rất mất thời gian. Lớp thanh niên nam nữ trong làng nếu không được đi học thì cũng đi làm ăn xa ở các khu công nghiệp.

Để có được chiếc nón ưng ý đưa ra thị trường, các nghệ nhân làm nón Huế phải trải qua nhiều công đoạn tỷ mỷ, công đoạn nào cũng đòi hỏi sự cần mẫn khéo léo của đôi tay người thợ. Quy trình chằm nón bao gồm 9 bước: (1) mở lá, (2) ủi lá, (3) chọn lá, (4) bắt vành, (5) xây lá, (6) chằm, (7) nức vành, (8) đột đầu, và (9) hoàn thiện.

Người giỏi việc chỉ chằm nhanh nhất được bốn, năm nón mỗi ngày, còn người thạo nghề thường thì ba nón. Nón bán sỉ ở chợ được từ 20.000 - 25.000 đồng với nón lá thường và 40.000 – 45.000 đồng với nón lá dày hai lớp. Trừ tiền vật liệu thì còn lời khoảng 10.000 - 15.000 đồng. Khi đầu ra ngày càng eo hẹp, số tiền lời từ vài chiếc nón chẳng khác nào muối bỏ biển.

Khó khăn, thử thách

Giá đã rẻ lại không ổn định về nguồn tiêu thụ; sự ra đời ngày càng nhiều loại mũ vải thời trang, phù hợp với mọi lứa tuổi... là những thách thức cho nón lá Huế.

O Huê, một tiểu thương trong chợ vốn sinh sống bằng chiếc nón lá cho biết: “Trước đây, mỗi ngày tui bán mấy chục chiếc nón đủ kiểu, nay thì mỗi ngày chỉ bán được vài ba chiếc nón cơ hội giao thương xuất nhập khẩu. Chỉ đến những dịp lễ hội, khách du lịch nhiều thì ngày mới bán được vài chục chiếc”. Nón lá giờ chỉ bán được cho các chị, các mệ đi chợ thì vài năm họ mới thay một cái. Du khách trong nước đến Huế có mấy ai mua nón mang về cho phiền phức, cồng kềnh, bất tiện. May ra được khách nước ngoài hỏi mua, nhưng mỗi ngày được mấy người?

 Một tiểu thương khác cho biết: “Tâm lý thợ chừ họ chỉ thích chằm nón thường cho nhanh, đỡ tốn sức và lời hơn. Nhiều chiếc nón bài thơ kiểu dáng rất xấu, khi thì thêu hoa lòe loẹt, khi thì phần ảnh chìm lem nhem nhìn không rõ. Lần nào nhập hàng tôi đều phải trả lại mấy chiếc. Khách du lịch trong nước họ kỹ tính lắm, họ soi từng dây buộc một”. Có lẽ mức thu nhập của người thợ quá thấp làm cho họ không thể chuyên tâm với nghề nữa (?).

 Khó khăn hiện nay của nghề còn là nguồn nguyên liệu đang ngày càng khan hiếm do nạn chặt phá rừng và việc khai thác lá nón không có tính bền vững làm cho diện tích vùng nguyên liệu lá nón bị thu hẹp, hơn nữa nghề khai thác lá nón cũng là nghề nhọc nhằn tìm đối tác xuất khẩu nông sản. Bên cạnh đó, thị trường tiêu thụ không thuận lợi nên ít người lên rừng hái lá. Chính vì thế giá của nguyên liệu làm nón cũng đang ngày càng tăng lên, càng khó khăn hơn cho người thợ làm nón.

Chỉ vào các dịp lễ hội hay Festival nón lá lại có cơ hội tung ra thị trường. Nón được treo lủng lẳng khắp nơi làm vật trang trí, đạo cụ trình diễn thời trang… nhưng cũng được vài ngày rồi thôi. Vấn đề đặt ra trước mắt là làm thế nào để nón lá không chỉ là vật dụng che mưa che nắng mà còn sử dụng nhiều hơn trong các loại hình nghệ thuật, trong lể hội hay kết hợp với du lịch, đưa các làng nghề trở thành điểm đến du lịch của Huế… để các làng nghề làm nón cổ truyền được duy trì và phát triển trong tương lai nhằm giữ gìn nét văn hóa đặc sắc của dân tộc, đồng thời còn giải quyết việc làm, tăng thu nhập, cải thiện đời sống cho các hộ dân sống bằng nghề này.

Hoàng Trang (TTH)

Ý kiến bạn đọc 0 bình luận
 
Gửi bình luận của bạn
(Bấm vào đây để nhận mã)
Gửi thông tin Nhập lại
 
 
                                

Bản quyền thuộc về:  Công ty cp Giáo dục và Đào tạo Hoàng Gia Quốc Tế
S
Ince 31-08-2010

Ban truyền thông quan hệ quốc tế - Hiệp hội làng nghề Việt Nam     

Phụ trách biên tập : Nhà báo Lê Kim Hoa       

Địa chỉ: T 16 Hàn Việt Tower- 348 Kim Ngưu, Q Hai Bà Trưng, Hà Nội

Văn phòng 1: Tầng 2 Tòa nhà 14a Khu đô thị Định Công - Quận Hoàng Mai _ Hà Nội - văn phòng Lineup

Văn phòng 2: 489 Hoàng Quốc Việt tầng 03                                             

International royal education & training.,jsc                                                

Tel: 024.73046226  Hot line; 0929805137 Viber - zalo :0929805137 

Email: irecvietnam@gmail.com   : facebook: irecvietnam,  


 

5
Đang xem:
72.498.666
Tổng truy cập: