KINH TẾ - KHỞI NGHIỆP - XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI
Sản phẩm làng nghề cần tập trung thị trường nội địa
(Ngày đăng: 28/10/2012   Lượt xem: 576)
“Đừng vội hướng tới việc quảng bá đầu tư to lớn, Việt Nam cần đầu tư từ những cái nhỏ lẻ, cụ thể là đầu tư nhân lực, phát triển các hình thức kinh doanh hợp tác xã và chú trọng gây dựng thị trường nội địa chắc chắn”, ông Tadashi Uchida nói.

Phát triển thị trường nội địa

Tại hội thảo “Mỗi làng một sản phẩm” (OVOP) diễn ra mới đây tại Hà Nội, ông Tadashi Uchida, Phó chủ tịch Hiệp hội giao lưu quốc tế và xúc tiến phong trào “OVOP Oita (Nhật Bản) đánh giá, ở Việt Nam, đặc biệt là Hà Nội có số lượng làng nghề và các sản phẩm thủ công mỹ nghệ (TCMN) rất phong phú, độc đáo nhưng khách thế giới mới chỉ biết nhiều đến gốm sứ Bát Tràng cũng như các món ăn như phở, nem chả chứ không biết nhiều các sản phẩm khác quy trình xuất khẩu gỗ.


Sức tiêu thụ hàng TCMN ở Việt Nam còn yếu.

Theo ông Tadashi Uchida, để các sản phẩm làng nghề của Việt Nam tiêu thụ được ở thị trường thế giới thì trước tiên phải để thị trường trong nước tiêu thụ và biết rõ sản phẩm.

“Đừng vội hướng tới việc quảng bá to lớn, Việt Nam cần đầu tư từ những cái nhỏ lẻ. Cụ thể là đầu tư nhân lực, phát triển các hình thức kinh doanh hợp tác xã, đặc biệt phải phát triển thị trường nội địa chắc chắn xuất khẩu chè. Từ đó việc xúc tiến thương mại, xuất khẩu ra thị trường thế giới cũng sẽ rất đơn giản”, ông Tadashi Uchida nói.

Hiện nay trên thế giới có trên 40 quốc gia tham gia vào phong trào OVOP và đã thu được những kết quả đáng kể trong công cuộc phát triển nông thôn. Đi đầu trong nhóm phải kể đến Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan, Đài Loan, Campuchia.

Trong khi đó, ở Việt Nam, mặc dù có nhiều lợi thế để phát triển song phong trào này đang gặp nhiều khó khăn, trở ngại lớn.

Theo bà Đào Thu Vịnh, Phó giám đốc Sở Công Thương Hà Nội, thủ đô có lợi thế về số lượng làng nghề rất lớn, ngành TCMN chiếm trên 80% trong tổng nhóm ngành nghề của cả nước cơ hội xuất khẩu. Số làng có nghề đặc biệt là các ngành TCMN có sản phẩm đặc trưng, có truyền thống từ lâu đời.

Tuy nhiên, "việc tiêu thụ các sản phẩm làng nghề cũng như việc liên kết các doanh nghiệp còn nhiều hạn chế do chưa tìm được đầu ra cho các sản phẩm TCMN cũng như đẩy mạnh việc giao thương chắp nối doanh nghiệp”, bà Vịnh nói.

Nắm bắt cơ hội xuất khẩu

Hà Nội hiện có 47 nghề trên tổng số 52 nghề của toàn quốc, trong đó tập trung nhiều các nghề có xu hướng phát triển nhanh như: gốm sứ, điêu khắc, thêu ren, sơn mài, mây tre đan, chế biến nông sản thực phẩm…

Năm 2011, giá trị sản xuất của làng nghề đạt trên 8.232 tỷ đồng, chiếm khoảng 10% tổng giá trị sản xuất công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp của toàn thành phố.

Từ kinh nghiệm thành công của Nhật Bản, ông Tadashi Uchida cho rằng vấn đề quan trọng để phong trào OVOP Việt Nam phát triển là “phải làm thử, làm nháp xem như thế nào rồi mới cải tiến thêm mẫu mã sản phẩm”.

Theo ôngTadashi Uchida, năm 2015 sẽ là cơ hội vừa là thách thức cho Việt Nam khi ASEAN đẩy mạnh phát triển kinh tế cộng đồng. Vì vậy, nếu Hà Nội không tạo nền tảng vững chắc ngay từ bây giờ, nhất là với phong trào OVOP thì việc quảng bá, hội nhập sẽ rất khó khăn.

Đánh giá tiềm năng xuất khẩu các mặt hàng TCMN, ông Lê Bá Ngọc, Tổng thư ký Hiệp hội Xuất khẩu hàng TCMN Việt Nam (Vietcraft), Việt Nam cần hướng đến việc sáng tạo ra các sản phẩm chất lượng cao, có giá trị kinh tế lớn.

“Suốt một thời gian dài chúng ta quen phát triển những sản phẩm giá trị thấp và trung bình. Nhưng 10 năm trở lại đây có nhiều tập đoàn đa quốc gia vào mua hàng số lượng lớn. Vì vậy chúng ta cần phải đầu tư vào những sản phẩm có giá trị cao chỉ Việt Nam mới có”, ông Lê Bá Ngọc nhận định.

Cũng theo ông Ngọc, Việt Nam cần phải học hỏi và rút kinh nghiệm từ các nước đi trước. Ông nêu ví dụ tại Thái Lan, khi các doanh nghiệp tham gia vào các chương trình xúc tiến thương mại như thế này đều được miễn thuế nhưng ở Việt Nam chưa có cơ chế này.

Còn bà Đào Thu Vịnh cũng kiến nghị, Nhà nước phải có nhiều cơ chế, chính sách, tạo môi trường pháp lý thuận lợi trong đó chú trọng tới chính sách xúc tiến thương mại đối với các sản phẩm OVOP. Các doanh nghiệp cũng phải tự lực, sáng tạo ra những sản phẩm giá trị, phù hợp với nhu cầu thị trường và mang bản sắc văn hóa truyền thống./.

                                                                                                              Theo: Tổ Quốc- Phan Ngọc
Ý kiến bạn đọc 0 bình luận
 
Gửi bình luận của bạn
(Bấm vào đây để nhận mã)
Gửi thông tin Nhập lại
 
 
                                

Bản quyền thuộc về:  Công ty cp Giáo dục và Đào tạo Hoàng Gia Quốc Tế
S
Ince 31-08-2010

Ban truyền thông quan hệ quốc tế - Hiệp hội làng nghề Việt Nam     

Phụ trách biên tập : Nhà báo Lê Kim Hoa       

Địa chỉ: T 16 Hàn Việt Tower- 348 Kim Ngưu, Q Hai Bà Trưng, Hà Nội

Văn phòng 1: Tầng 2 Tòa nhà 14a Khu đô thị Định Công - Quận Hoàng Mai _ Hà Nội - văn phòng Lineup

Văn phòng 2: 489 Hoàng Quốc Việt tầng 03                                             

International royal education & training.,jsc                                                

Tel: 024.73046226  Hot line; 0929805137 Viber - zalo :0929805137 

Email: irecvietnam@gmail.com   : facebook: irecvietnam,  


 

11
Đang xem:
72.498.684
Tổng truy cập: