KINH TẾ - KHỞI NGHIỆP - XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI
Băn khoăn sản phẩm làng nghề
(Ngày đăng: 26/10/2012   Lượt xem: 771)
 Nghề truyền thống (NTT) trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa đang gặp nhiều khó khăn do thiếu nguyên liệu, vốn và đầu ra của sản phẩm. Nếu không sớm có giải pháp cho NTT phát triển thì tương lai không xa, các làng nghề sẽ không còn sản phẩm truyền thống.

bk.jpg

Hợp tác xã Thủ công mỹ nghệ Vĩnh Phước (Ninh Hòa) - đơn vị có hoạt động nghề truyền thống khá hiệu quả.

Thực trạng các làng nghề

Những năm qua, công tác đầu tư phát triển ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, NTT ở khu vực nông thôn có sự chuyển biến tích cực. Nhiều nghề được khôi phục và phát triển mạnh như: mây tre đan, đóng tàu, cơ khí nhỏ, thêu ren, chế biến nông sản, thực phẩm, nuôi trồng sinh vật cảnh, dệt may, gỗ thủ công mỹ nghệ... đã đáp ứng một phần nhu cầu thị trường trong nước, nhiều sản phẩm được xuất khẩu . Sự biến đổi đó đã góp phần đem lại bộ mặt mới cho khu vực nông thôn, đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa nông nghiệp nông thôn trên địa bàn tỉnh. Theo đó, một số NTT đã dần khẳng định vị trí quan trọng trong đời sống kinh tế - xã hội địa phương, góp phần tạo việc làm ổn định, tăng thu nhập cho người lao động. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có hơn 40 NTT, giải quyết việc làm cho khoảng 30% lao động khu vực nông thôn. Tuy nhiên, trong xu thế hội nhập và phát triển, đa số các sản phẩm NTT đang gặp sự cạnh tranh gay gắt của các mặt hàng khác. Do một số NTT đang gặp khó khăn vì thiếu nguyên liệu, vốn và đầu ra của sản phẩm nên phát triển cầm chừng, thậm chí một số nghề đang lâm vào nguy cơ mai một.

Trên thực tế, nguyên vật liệu cho các làng nghề ở Khánh Hòa như: đóng tàu, dệt chiếu, làm nón, mây tre lá, thủ công mỹ nghệ... chủ yếu được cung ứng tại chỗ. Tuy nhiên, do khai thác quá mức, không có kế hoạch khôi phục nên nguồn nguyên liệu phục vụ các NTT đang dần bị cạn kiệt. Mặt khác, do công nghệ còn lạc hậu, cơ khí hóa thấp, không đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, nên các sản phẩm làm ra chưa được tinh xảo. Trình độ công nghệ thủ công, bán cơ khí vẫn chiếm tỷ lệ hơn 60% ở các làng nghề. Hiện nay, việc đầu tư phát triển nghề, làng nghề trong tỉnh vẫn mang tính tự phát, gần 80% các cơ sở làng nghề không đủ vốn để đầu tư đổi mới kỹ thuật, mở rộng quy mô sản xuất...

Cần một hướng đi

Ông Đinh Công Thuận - Phụ trách Phòng Kinh tế hợp tác Chi cục Phát triển nông thôn tỉnh cho biết: “Các NTT ở nông thôn Khánh Hòa phần lớn mang tính tự phát theo kiểu nhỏ lẻ, tự sản xuất và tiêu thụ; sản phẩm phần lớn thô sơ, chưa có nét đặc sắc riêng. Bên cạnh việc chưa tạo được thương hiệu, thị trường nhỏ hẹp cũng làm các sản phẩm của NTT chưa có sức tiêu thụ vững chắc. Hầu hết các hoạt động sản xuất NTT đều theo quy mô hộ gia đình, như là nghề phụ nhằm bổ sung thu nhập nên ít quan tâm đầu tư phát triển cung cấp nhân viên tạp vụ. Một thực tế khác, các cơ quan chức năng gần như chưa có sự hỗ trợ hiệu quả trong việc tìm kiếm thị trường, phát triển sản xuất kinh doanh của NTT. Thời gian qua, tuy chính sách hỗ trợ phát triển làng NTT của Chính phủ cũng như của tỉnh đã được ban hành nhưng trên thực tế, các hộ, cơ sở NTT còn khó khăn trong việc tiếp cận những chính sách này, đặc biệt là nguồn vốn vay từ Quỹ Hỗ trợ phát triển của tỉnh. Mặt khác, vốn đầu tư cho công tác khuyến công chủ yếu tập trung vào việc tham quan học tập và đào tạo nghề, chưa đầu tư nhiều vào việc cải tiến, chuyển giao công nghệ. Đây cũng là nguyên nhân trên địa bàn tỉnh chưa có làng NTT nào được công nhận”.

Theo ông Lê Ngọc - Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến thương mại tỉnh: Để nghề và làng NTT phát huy thế mạnh, mang lại hiệu quả kinh tế và xã hội, những sản phẩm nghề phải mang nét văn hóa độc đáo riêng của từng địa phương. Các làng có nghề phải sắp xếp lại sản xuất kinh doanh ở từng hộ, tổ sản xuất để nghiên cứu, cải tiến kỹ thuật, nâng cao năng suất, chất lượng, cải tiến mẫu mã, mở rộng thị trường. Đầu tư phát triển làng nghề tiểu thủ công nghiệp, NTT cần gắn với hoạt động văn hóa, du lịch, tính truyền thống và thế mạnh về nguyên liệu của từng vùng để làm hạt nhân cho phát triển ngành nghề vệ sinh công nghiệp tại hà nội. Qua đó cần phân nhóm sản phẩm ngành nghề theo 3 tiêu chí: tính truyền thống, đối tượng phục vụ và khả năng xuất khẩu để tạo hướng phát triển phù hợp. Mặt khác, cần có giải pháp tích cực về thị trường tiêu thụ để tìm đầu ra cho sản phẩm; tạo điều kiện cho các cơ sở NTT thu mua nguyên liệu, tiêu thụ sản phẩm, tiếp cận thị trường trong nước và thế giới bằng cách ưu tiên quảng cáo, triển lãm, triển khai và thực hiện chương trình xúc tiến thương mại, cung cấp các thông tin về thị trường, tổ chức hội chợ giới thiệu sản phẩm...

Với tiềm năng của các làng NTT hiện nay, nếu có sự đầu tư đúng hướng, có những chính sách phù hợp thì sẽ giúp các làng nghề đứng vững, tạo những điểm nhấn đặc sắc cho các địa phương.

Theo Báo Khánh Hòa

Ý kiến bạn đọc 0 bình luận
 
Gửi bình luận của bạn
(Bấm vào đây để nhận mã)
Gửi thông tin Nhập lại
 
 
                                

Bản quyền thuộc về:  Công ty cp Giáo dục và Đào tạo Hoàng Gia Quốc Tế
S
Ince 31-08-2010

Ban truyền thông quan hệ quốc tế - Hiệp hội làng nghề Việt Nam     

Phụ trách biên tập : Nhà báo Lê Kim Hoa       

Địa chỉ: T 16 Hàn Việt Tower- 348 Kim Ngưu, Q Hai Bà Trưng, Hà Nội

Văn phòng 1: Tầng 2 Tòa nhà 14a Khu đô thị Định Công - Quận Hoàng Mai _ Hà Nội - văn phòng Lineup

Văn phòng 2: 489 Hoàng Quốc Việt tầng 03                                             

International royal education & training.,jsc                                                

Tel: 024.73046226  Hot line; 0929805137 Viber - zalo :0929805137 

Email: irecvietnam@gmail.com   : facebook: irecvietnam,  


 

18
Đang xem:
72.516.791
Tổng truy cập: