KINH TẾ - KHỞI NGHIỆP - XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI
Lối đi nào cho thương hiệu bánh cáy Thái Bình?
(Ngày đăng: 24/10/2012   Lượt xem: 1362)

Bánh cáy từ lâu đã trở thành một đặc sản của quê hương 5 tấn, thế nhưng hiện nay trên thị trường, sản phẩm hàng nhái, chất lượng thấp đang được bán tràn lan

Cùng với sự phát triển của cơ chế thị trường thì hình ảnh của món bánh đặc sản này đang dần bị lu mờ. Một thương hiệu xứng tầm với tiếng tăm của bánh cáy đang là nỗi trăn trở của những nghệ nhân làm bánh cáy trên quê lúa Thái Bình.

Trên địa bàn tỉnh Thái Bình hiện có rất nhiều cơ sở làm bánh cáy, nhưng có lẽ nổi tiếng nhất vẫn là bánh cáy làng Nguyễn – một làng thuộc xã Nguyên Xá, huyện Đông Hưng (Thái Bình). Nếu ai đã có dịp đi qua làng Nguyễn, chắc hẳn sẽ không thể nào quên mùi thơm nức của nếp cái hoa vàng và ngầy ngậy của vừng, lạc…

banh-cay.jpg
Bánh cáy được nhuộm màu thuần khiết hoàn toàn từ thực vật, không sử dụng hóa chất

Tới thăm cơ sở sản xuất bánh cáy của gia đình ông Nguyễn Đình Vinh, 52 tuổi – chủ cơ sở sản xuất bánh cáy Vinh Nguyệt tại xóm 1, xã Nguyễn Xá (Đông Hưng, Thái Bình), nghe chính những người làm nghề nơi này tâm sự, tôi mới thấu hiểu được nỗi băn khoăn, trăn trở của họ.

Các gia đình ở làng Nguyễn thường có một thói quen tiếp khách bằng chính món bánh đặc sản mà họ làm ra. Gia đình ông Vinh cũng không ngoại lệ. Tôi được ông tiếp chuyện bên đĩa bánh cáy và khay nước chè xanh bốc hơi nghi ngút. Nghề làm bánh cáy của gia đình ông Vinh có từ thời cụ nội ông truyền lại tìm đối tác xuất khẩu nông sản. Từ nhỏ, ông đã thuộc lòng những nguyên liệu để làm ra bánh cáy, nào là gạo nếp cái hoa vàng, lá nếp, quả dành dành, gấc, vừng... Cũng từ đó tôi được biết thêm bánh cáy là một thứ bánh được nhuộm màu thuần khiết hoàn toàn từ thực vật, không sử dụng hóa chất.

Câu chuyện sẽ không có gì đáng nói nếu như chúng tôi không bàn về việc tiêu thụ sản phẩm của cơ sở sản xuất bánh cáy Vinh Nguyệt. Nói đến đây ông Vinh thở dài nói: "Không biết có khi nào món bánh cáy này mất đi tiếng tăm của nó không nữa". Ông cho biết, hiện tại trên đại bàn xã Nguyên Xá có hơn 200 cơ sở làm bánh cáy, thị trường tiêu thu rải khắp các đại lý thuộc địa bàn các tình lân cận như: Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Ninh Bình, Nam Định…

Thế nhưng bên cạnh các đại lý, cửa hàng bày bán bánh cáy làng Nguyễn chính hiệu thì cũng không ít các cửa hàng rao bán những chiếc bánh cáy nhái hiệu làng Nguyễn cơ hội giao thương xuất nhập khẩu. Vừa nói, ông Vinh vừa cầm ra cho tôi xem một chiếc bánh cáy rởm. Theo ông, những chiếc bánh cáy trên thị trường này được làm chủ yếu từ cốm phồng và gạo rang, vốn bỏ ra cho mỗi chiếc chỉ từ 2.000- 3.000 đồng nhưng vẫn được bán với giá bằng giá của chiếc bánh cáy chính hiệu (10.000- 15.000đ/chiếc tùy loại to, nhỏ). Nơi tiêu thụ chủ yếu của những chiếc bánh cáy rởm này là những lễ hội tại các chùa, đền – nơi mà du khách khắp nơi đổ về và thường có tâm lý mua đặc sản đem về làm quà.

Mặc dù nhìn thấy được thực trạng này nhưng các cơ sở sản xuất bánh cáy hiện nay ở làng Nguyễn lại không thể tìm ra cách để khắc phục. Ông Vinh nói: "Chính quyền địa phương cũng biết nhưng rất khó để khắc phục vì họ bán bánh rởm ở tỉnh ngoài cơ mà". Thêm vào đó là cơ chế thị trường cạnh tranh tự do xuất khẩu gỗ, các hộ gia đình tại đây từ lâu đã quen với việc làm ăn manh mún, nhỏ lẻ, rất khó quản lý. "Giá như có thể thành lập được một hiệp hội như của bánh đậu xanh Hải Dương thì tốt quá" – ông Vinh cho biết thêm.

Hiệp hội Bánh đậu xanh Hải Dương ra đời tháng 10 năm 2002 và không ngừng phát triển cho tới nay. Cũng từ hiệp hội này, những cái tên như: Gia Bảo, Hoàng Long, Hòa An, Quê Hương… đã trở thành thương hiệu nổi tiếng được người tiêu dùng ưa chuộng. Niềm mong ước của ông Vinh có lẽ cũng là niềm mong ước của rất nhiều cơ sở sản xuất bánh cáy tại làng Nguyễn.

Thiết nghĩ, đã đến lúc các cơ quan chức năng tại Thái Bình nói chung và huyện Đông Hưng nói riêng cần tính đến việc bảo đảm thương hiệu cho bánh cáy – đặc sản của quê hương 5 tấn./.


Theo VOV

Ý kiến bạn đọc 0 bình luận
 
Gửi bình luận của bạn
(Bấm vào đây để nhận mã)
Gửi thông tin Nhập lại
 
 
                                

Bản quyền thuộc về:  Công ty cp Giáo dục và Đào tạo Hoàng Gia Quốc Tế
S
Ince 31-08-2010

Ban truyền thông quan hệ quốc tế - Hiệp hội làng nghề Việt Nam     

Phụ trách biên tập : Nhà báo Lê Kim Hoa       

Địa chỉ: T 16 Hàn Việt Tower- 348 Kim Ngưu, Q Hai Bà Trưng, Hà Nội

Văn phòng 1: Tầng 2 Tòa nhà 14a Khu đô thị Định Công - Quận Hoàng Mai _ Hà Nội - văn phòng Lineup

Văn phòng 2: 489 Hoàng Quốc Việt tầng 03                                             

International royal education & training.,jsc                                                

Tel: 024.73046226  Hot line; 0929805137 Viber - zalo :0929805137 

Email: irecvietnam@gmail.com   : facebook: irecvietnam,  


 

11
Đang xem:
72.516.980
Tổng truy cập: