KINH TẾ - KHỞI NGHIỆP - XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI
(29-33)- Làng gốm Bát Tràng: Gắn du lịch với phát triển kinh tế
(Ngày đăng: 07/07/2020   Lượt xem: 441)

Nằm cách trung tâm thành phố Hà Nội khoảng 14km, làng nghề Bát Tràng (xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm) nổi tiếng với những sản phầm  gốm độc đáo, đã có thương hiệu hơn 500 năm nay. Những năm gần đây, Bát Tràng không chỉ là một làng nghề truyền thống, mà còn là điểm đến của nhiều du khách trong và ngoài nước.

Cách đây vài chục năm, khi đất nước bước ra khỏi thời kỳ bao cấp, Bát Tràng cũng như nhiều làng nghề khác, đối diện với nguy cơ thất truyền. Thời kỳ đó, sản phẩm làm ra không có thị trường tiêu thụ do thời bao cấp, các sản phẩm đều được bao tiêu. Người dân, từ chỗ làm theo kế hoạch, phải đối mặt với thách thức là làm gì? Làm cho ai? Bán ở đâu? Nhưng rồi, với những đôi bàn tay vàng của các nghệ nhân, với sự nhạy bén trong cơ chế thị trường, nên các sản phẩm của làng nghề Bát Tràng đã sớm cạnh tranh và đứng vững trên thị trường. 

Những sản phẩm đa dạng, độc đáo của làng gốm Bát Tràng

Cho đến nay, Bát Tràng đã có hơn 200 doanh nghiệp và hơn 1.000 hộ sản xuất, kinh doanh nhiều mặt hàng phong phú cả về chủng loại và kiểu dáng. Thu nhập bình quân đầu người đạt hơn 60 triệu đồng/người/năm. Xã có 140 nghệ nhân và nhiều thợ giỏi. Sản phẩm gốm sứ Bát Tràng được nhiều quốc gia quan tâm, ưa chuộng và có mặt ở các thị trường lớn trên thế giới như: Pháp, Nhật Bản, Hàn Quốc, Nga, Italia…

Bên cạnh việc phát triển các sản phẩm đại trà, nhiều nghệ nhân, thợ giỏi tại Bát Tràng đã phục chế những tác phẩm gốm sứ cổ được sử dụng trong thời kỳ phong kiến như gốm sứ đời Lý, đời Trần, đời Mạc, đồng thời khôi phục và chế tác thành công nhiều công thức men đặc sắc.

Những sản phẩm của làng nghề Bát Tràng hiện nay, không chỉ bán trong nước và xuất khẩu, mà còn thu hút một lượng khách du lịch lớn đến đây để chiêm ngưỡng, trải nghiệm. 

Học sinh trải nghiệm tại làng gốm Bát Tràng

Trong những năm gần đây, lượng khách đến Bát Tràng tham quan, mua bán ước khoảng 200.000 lượt/năm, trong đó, khách quốc tế chiếm khoảng 10%, học sinh, sinh viên và thanh niên chiếm khoảng 40%. Đặc biệt, vào mùa cao điểm có ngày Bát Tràng đón gần 10.000 lượt khách.

Nắm bắt được tiềm năng và thế mạnh của làng nghề Bát Tràng, mấy năm gần đây, Thành phố Hà Nội đã có nhiều chương trình phát triển du lịch làng nghề Bát Tràng, gắn phát triển du lịch với phát triển kinh tế, tạo công ăn việc làm cho người dân.

Những bạn trẻ của làng Bát Tràng tìm thấy công việc yêu thích ngay trên quê hương

Ông Nguyễn Ngọc Thuần, Phó Chủ tịch UBND huyện Gia Lâm cho biết: Cùng với làng nghề Vạn Phúc của Hà Đông, làng nghề truyền thống Bát Tràng đã được Hà Nội chọn thực hiện đề án điểm về phát triển làng nghề gắn với du lịch, quy hoạch đầu tư một cách đồng bộ thông qua quyết định công nhận là Điểm du lịch. Việc công nhận điểm du lịch được kỳ vọng sẽ góp phần đẩy mạnh sự quan tâm, thu hút đầu tư của các tổ chức, cá nhân cũng như doanh nghiệp vào hoạt động du lịch của Bát Tràng; đồng thời góp phần nâng cao ý thức trách nhiệm của các cấp chính quyền và người dân địa phương trong vấn đề phát triển du lịch.

Ông Nguyễn Ngọc Thuần mong muốn UBND thành phố sớm quy hoạch Đồ án

“Vì vậy, chính quyền và nhân dân huyện Gia Lâm mong muốn UBND Thành phố  xem xét, sớm phê duyệt Đồ án Quy hoạch chi tiết bảo tồn và phát triển du lịch làng nghề gốm sứ Bát Tràng. Bởi những lợi ích to lớn của việc phát triển du lịch làng nghề không chỉ thể hiện ở những con số tăng trưởng lợi nhuận kinh tế, ở việc giải quyết nguồn lao động địa phương mà hơn thế nữa, còn là một cách thức gìn giữ và bảo tồn những giá trị văn hoá của dân tộc”, Phó Chủ tịch UBND huyện Gia Lâm bày tỏ.

                                                Theo: baovanhoa.vn

Các tin liên quan:

>>Bát tràng liên hoan vinh danh cho các Nghệ nhân và thợ giỏi được Hiệp hội làng nghề phong tăng lần thứ 8 năm 2018
>> 
Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung trao Bằng công nhận xã đạt tiêu chuẩn Nông thôn mới cho xã Bát Tràng.
>>Ký sự làng nghề : Tìm ngày truyền thống cho Làng nghề Việt Nam

>>Truyền sử lập quốc của nghệ nhân gốm - Trần Nam Tước – tác phầm Sơn Nam Thủy Tổ
>>Ký sự nghệ nhân làng nghề Việt nam Tài hoa gốm sứ Bát Tràng


Ý kiến bạn đọc 0 bình luận
 
Gửi bình luận của bạn
(Bấm vào đây để nhận mã)
Gửi thông tin Nhập lại
 
 
                                

Bản quyền thuộc về:  Công ty cp Giáo dục và Đào tạo Hoàng Gia Quốc Tế
S
Ince 31-08-2010

Ban truyền thông quan hệ quốc tế - Hiệp hội làng nghề Việt Nam     

Phụ trách biên tập : Nhà báo Lê Kim Hoa       

Địa chỉ: T 16 Hàn Việt Tower- 348 Kim Ngưu, Q Hai Bà Trưng, Hà Nội

Văn phòng 1: Tầng 2 Tòa nhà 14a Khu đô thị Định Công - Quận Hoàng Mai _ Hà Nội - văn phòng Lineup

Văn phòng 2: 489 Hoàng Quốc Việt tầng 03                                             

International royal education & training.,jsc                                                

Tel: 024.73046226  Hot line; 0929805137 Viber - zalo :0929805137 

Email: irecvietnam@gmail.com   : facebook: irecvietnam,  


 

18
Đang xem:
72.463.768
Tổng truy cập: