KINH TẾ - KHỞI NGHIỆP - XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI
(18)-‘Tôi khát khao nâng tầm sản phẩm gỗ truyền thống của người Việt’
(Ngày đăng: 29/06/2020   Lượt xem: 265)

Chỉ cần bố trí mặt bằng và chủ trương đầu tư, doanh nhân Hà Tuấn Anh sẵn sàng làm KCN chuyên về đồ gỗ để nâng tầm các sản phẩm truyền thống của người Việt.

Doanh nhân Hà Tuấn Anh (giữa) trong 1 lần được khen thưởng của Bộ NN-PTNT. Ảnh: H.T.A

Doanh nhân Hà Tuấn Anh (giữa) trong 1 lần được khen thưởng của Bộ NN-PTNT. Ảnh: H.T.A

NNVN đã có buổi phỏng vấn doanh nhân Hà Tuấn Anh – Giám đốc Công ty TNHH Xuất nhập khẩu và Đầu tư gỗ Tài Anh, người luôn trăn trở với nghề gỗ truyền thống và đang có ý tưởng táo bạo để nâng tầm giá trị sản phẩm gỗ của người Việt, đưa ra khắp thế giới.

Sống và làm giàu từ gỗ

- Chào ông, Tài Anh là 1 tập đoàn đa ngành nghề, có tổng giá trị tài sản lên đến hàng nghìn tỷ đồng, rất nhiều lĩnh vực để đầu tư vậy tại sao ông vẫn trăn trở với nghề gỗ truyền thống?

Doanh nhân Hà Tuấn Anh: Tôi sống bằng nghề này, gia đình tôi đã 3 đời làm nghề gỗ rồi. Nơi tôi sinh ra và lớn lên từ vùng quê giàu truyền thống với nhiều làng nghề thủ công mỹ nghệ truyền thống như làng gỗ Phúc Lộc, làng gỗ La Xuyên,... Chính vì thế, từ bé, tôi đã tiếp xúc với gỗ từ bé, say mê, hiểu và mong muốn nó phát triển.

Trước kia, gia đình tôi có xưởng mộc truyền thống có 12 công nhân, chuyên xẻ gỗ làm nhà, phục dựng công trình văn hóa, đóng nội thất gia dụng. Bố tôi là người đã mang sản phẩm gỗ đi giới thiệu khắp nơi từ năm 1985.

Doanh nhân Hà Tuấn Anh trả lời PV của NNVN. Ảnh: Đinh Mười.

Doanh nhân Hà Tuấn Anh trả lời PV của NNVN. Ảnh: Đinh Mười.

Sau này, cơ duyên đến với nguồn gỗ lớn từ châu Phi thông qua các hợp đồng hợp tác làm hạ tầng đổi lấy gỗ, từ đó tôi hợp tác khai thác, chế biến phôi gỗ xuất về việt Nam và sau đó chế biến các sản phẩm xuất đi nhiều nước trong khu vực.

Nghề gỗ nuôi sống, giúp tôi làm giàu và tạo công ăn việc làm cho rất nhiều anh em họ hàng bà con, sau nữa là công nhân kỹ thuật và người lao động, trong đó có nhiều người đi theo từ thuở ban đầu. Từ 1 xưởng gỗ bé, nay chúng tôi đã là 1 tập đoàn đa ngành nghề với mạng lưới kinh doanh rộng khắp cả nước và 18 nước trên thế giới, như: bất động sản, xây dựng, Logistic… tuy nhiên ngành xương sống của tôi vẫn là ngành gỗ với doanh thu hàng trăm triệu USD.

Riêng đối với lĩnh vực nghề mộc truyền thống, chúng tôi có trong tay hơn 300 nghệ nhân và công nhân kỹ thuật lành nghề, chuyên nghiên cứu sản xuất mới, phục chế các công trình di tích văn hóa, khẳng định chất lượng thương hiệu sản phẩm Gỗ Việt Nam. Các đơn vị trong hệ thống Tài Anh luôn liên tục mở các khóa đào tạo nghề mộc, mở các cuộc thi tay nghề mộc tại nhiều cơ sở trong và ngoài nước nhằm đào tạo lớp kỹ thuật kế cận, gìn giữ bảo tồn, truyền bá sâu rộng, nâng tầm nghề mộc truyền thống Việt Nam.

Có thể nói, nghề mộc ngấm vào máu tôi và  tôi yêu quý nghề mộc truyền thống của ông cha, xác định sẽ phải “giàu từ nghề mộc”, phải sống, phát triển bền vững với nghề truyền thống quê hương, nâng tầm nghề mộc Việt Nam. Các sản phẩm đồ gỗ truyền thống của Việt Nam rất có tiềm năng, nếu biết thổi hồn vào và làm chuyên nghiệp thì giá trị sẽ được nâng lên.

Các sản phẩm nghề mộc truyền thống của Việt Nam rất độc đáo và có lịch sử hàng nghìn năm, nếu được thổi hồn và nâng tầm sẽ có giá trị rất lớn. Ảnh: H.T.A.

Các sản phẩm nghề mộc truyền thống của Việt Nam rất độc đáo và có lịch sử hàng nghìn năm, nếu được thổi hồn và nâng tầm sẽ có giá trị rất lớn. Ảnh: H.T.A.

KCN dành riêng cho nghề gỗ truyền thống

- Vậy theo ông, sản phẩm gỗ truyền thống Việt Nam cần làm gì để nâng cao giá trị, đối với các làng nghề hiện tại cần phát triển như thế nào để các nghệ nhân sống được với nghề?

Doanh nhân Hà Tuấn Anh: Nghề gỗ mình đã có truyền thống hàng nghìn năm nay rồi, những sản phẩm này thế giới không có. Và câu hỏi tôi thường đặt ra là, tại sao Thụy  Sỹ lại làm cái đồng hồ giá trị cao đến thế… Việt Nam mình cũng có những sản phẩm truyền thống độc đáo, có truyền thống hàng nghìn năm, nếu thổi hồn tốt, sản phẩm tốt thì mình bán được với giá trị rất cao chứ.

Tôi gắn bó với nghề gỗ, tôi hiểu được tiềm năng của nó và tôi muốn phát triển nghề truyền thống của cha ông nhưng phải nâng tầm sản phẩm lên, kết hợp khoa học công nghệ, thương mại điện tử và đưa ra thế giới tiêu thụ.

Tuy nhiên, bây giờ các làng nghề liên quan đến gỗ ở Việt Nam mang tính chất tự phát, làm lôm côm, có cơ sở đất đai không có, lấp đất nông nghiệp để làm mặt bằng, làm xưởng, sau 1 thời gian chính quyền kiểm tra lại chạy đi chỗ khác. Cứ chạy lung tung rồi không ổn định đầu ra đầu vào, ô nhiễm môi trường, lại không quy hoạch được.

Một sản phẩm từ gỗ Cẩm Lai nghìn năm tuổi của Tập đoàn Tài Anh được các nghệ nhân thiết kế công phu. Ảnh: Đinh Mười.

Một sản phẩm từ gỗ Cẩm Lai nghìn năm tuổi của Tập đoàn Tài Anh được các nghệ nhân thiết kế công phu. Ảnh: Đinh Mười.

                                      Theo: nongnghiep.vn

Ý kiến bạn đọc 0 bình luận
 
Gửi bình luận của bạn
(Bấm vào đây để nhận mã)
Gửi thông tin Nhập lại
 
 
                                

Bản quyền thuộc về:  Công ty cp Giáo dục và Đào tạo Hoàng Gia Quốc Tế
S
Ince 31-08-2010

Ban truyền thông quan hệ quốc tế - Hiệp hội làng nghề Việt Nam     

Phụ trách biên tập : Nhà báo Lê Kim Hoa       

Địa chỉ: T 16 Hàn Việt Tower- 348 Kim Ngưu, Q Hai Bà Trưng, Hà Nội

Văn phòng 1: Tầng 2 Tòa nhà 14a Khu đô thị Định Công - Quận Hoàng Mai _ Hà Nội - văn phòng Lineup

Văn phòng 2: 489 Hoàng Quốc Việt tầng 03                                             

International royal education & training.,jsc                                                

Tel: 024.73046226  Hot line; 0929805137 Viber - zalo :0929805137 

Email: irecvietnam@gmail.com   : facebook: irecvietnam,  


 

34
Đang xem:
72.470.794
Tổng truy cập: