KINH TẾ - KHỞI NGHIỆP - XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI
Gỡ “nút thắt” cho du lịch làng nghề
(Ngày đăng: 19/10/2012   Lượt xem: 655)
Tại hội thảo mang tên "Giá trị văn hóa, du lịch của sản phẩm làng nghề truyền thống Việt Nam" vừa diễn ra tại Hà Nội, các vấn đề xoay quanh du lịch làng nghề tiếp tục được đưa ra mổ xẻ một lần nữa cho thấy, sự trì trệ nhiều năm qua trong việc phát triển các sản phẩm du lịch đặc thù.
Khách du lịch nước ngoài tham quan làng lụa Vạn Phúc (Hà Đông). Ảnh: Linh Ngọc

Theo thống kê sơ bộ, cả nước có khoảng 3.355 làng nghề và làng có nghề, trong đó có hơn 400 làng nghề truyền thống với trên 200 loại sản phẩm thủ công. Riêng Hà Nội sở hữu tới 272 làng nghề truyền thống lâu đời, giàu giá trị về văn hóa - lịch sử. Những năm gần đây đã xuất hiện các điểm du lịch là các làng nghề, như lụa Vạn Phúc, gốm Bát Tràng (Hà Nội), tranh Đông Hồ, mộc Đồng Kỵ (Bắc Ninh), làng đá mỹ nghệ Non Nước (Đà Nẵng), làng đèn lồng Hội An (Quảng Nam)... Hà Nội cũng đã xây dựng 16 tour du lịch làng nghề nhưng mới chỉ có tour làng gốm Bát Tràng thu hút được du khách trong và ngoài nước. Theo con số thống kê của Ban Quản lý chợ gốm sứ Bát Tràng, trung bình hàng tháng, chợ gốm Bát Tràng đón 25-30 nghìn lượt khách trong nước, 5-6 nghìn lượt khách quốc tế. Nhiều tour làng nghề khác như mây tre đan Chương Mỹ, thêu Quất Động, nón làng Chuông, sơn mài Hạ Thái mặc dù được một số ít hãng lữ hành khai thác nhưng không có khả năng cạnh tranh. Một vấn đề khác là hầu hết các tour du lịch làng nghề không có đội ngũ thuyết minh cho du khách về những nét đặc sắc hay lịch sử phát triển của làng nghề trung tâm xúc tiến xuất khẩu. Mặt khác, không ít tour làng nghề hiện còn thiếu ngay cả cái tối thiểu nhất là cung cấp cho du khách một bản thuyết minh tường tận về lịch sử làng nghề và đặc thù của những sản phẩm trong làng nghề. Bên cạnh đó, tình trạng chung của người dân ở các làng nghề là thiếu kiến thức về du lịch và không biết ngoại ngữ. Người dân không hiểu biết về tiếp thị, không được học cách tiếp khách du lịch... Kết quả là khách du lịch đến tham quan nhưng không biết phải tham quan cái gì, không hiểu gì về văn hóa cũng như tập quán sản xuất của nơi tham quan vì không có cơ hội tiếp xúc với người dân và công việc của họ.

Ông Vũ Quốc Tuấn, nguyên Chủ tịch Hiệp hội Làng nghề Việt Nam cho biết, sản phẩm du lịch làng nghề hiện vẫn còn dựa vào tài nguyên có sẵn, ít tạo ra sự khác biệt giữa các làng nghề. Việc đầu tư khai thác các sản phẩm du lịch còn ở dạng thô, đơn giản làm cho các sản phẩm đơn điệu, các chương trình du lịch kém hấp dẫn xuất khẩu gạo. Việc giới thiệu làng nghề chưa gắn với giới thiệu các danh lam thắng cảnh, gắn với các lễ hội, thiếu các dịch vụ đi kèm… Do đó, chúng ta chưa khai thác được thế mạnh của làng nghề từng địa phương.


Để phát huy giá trị du lịch làng nghề, ông Lưu Duy Dần, Chủ tịch Hiệp hội Làng nghề Việt Nam đưa ra góp ý, các tour làng nghề cần gắn với lễ hội truyền thống, xây dựng cảnh quan thiên nhiên như bến nước, đình làng, giếng nước… Người dân địa phương cần có sự gắn kết chặt chẽ với các đơn vị lữ hành từ khâu hướng dẫn sản xuất, cho thuê cơ sở lưu trú tại nhà, thuyết minh cho khách về phong tục tập quán của làng, mời khách những món ăn truyền thống, đặc sản địa phương…


Ông Nguyễn Mạnh Cường, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch đưa ra nhận định, phát triển du lịch làng nghề cơ bản thiếu kế hoạch đồng bộ, dài hơi. Công tác quản lý còn lỏng lẻo, chồng chéo, không thống nhất, vệ sinh môi trường không bảo đảm, hạ tầng thiếu thốn khiến du khách "một đi không trở lại" công ty xuất khẩu thủ công mỹ nghệ. Trong thời gian tới cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quảng bá thu hút du khách. Khi tổ chức các sự kiện xúc tiến du lịch cần lồng ghép các hoạt động, sự kiện văn hóa dân gian tại các vùng có làng nghề truyền thống, hoặc tại các sự kiện giao lưu văn hóa, hội chợ du lịch quốc tế.


Theo HNM
Ý kiến bạn đọc 0 bình luận
 
Gửi bình luận của bạn
(Bấm vào đây để nhận mã)
Gửi thông tin Nhập lại
 
 
                                

Bản quyền thuộc về:  Công ty cp Giáo dục và Đào tạo Hoàng Gia Quốc Tế
S
Ince 31-08-2010

Ban truyền thông quan hệ quốc tế - Hiệp hội làng nghề Việt Nam     

Phụ trách biên tập : Nhà báo Lê Kim Hoa       

Địa chỉ: T 16 Hàn Việt Tower- 348 Kim Ngưu, Q Hai Bà Trưng, Hà Nội

Văn phòng 1: Tầng 2 Tòa nhà 14a Khu đô thị Định Công - Quận Hoàng Mai _ Hà Nội - văn phòng Lineup

Văn phòng 2: 489 Hoàng Quốc Việt tầng 03                                             

International royal education & training.,jsc                                                

Tel: 024.73046226  Hot line; 0929805137 Viber - zalo :0929805137 

Email: irecvietnam@gmail.com   : facebook: irecvietnam,  


 

7
Đang xem:
72.500.347
Tổng truy cập: