KINH TẾ - KHỞI NGHIỆP - XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI
Xây dựng thương hiệu tập thể nghề thêu Hà Nội
(Ngày đăng: 16/10/2012   Lượt xem: 1070)

Vốn là nghề có giá trị văn hóa và kinh tế cao, nhưng hiện nay nghề thêu đang đối mặt với không ít khó khăn. Ðầu ra sản phẩm bị thu hẹp, nhiều doanh nghiệp sản xuất hàng chất lượng thấp khiến uy tín của nghề thêu của Hà Nội bị ảnh hưởng... Ðể khắc phục những khó khăn này, Hiệp hội Thêu ren Hà Nội đang từng bước xây dựng thương hiệu tập thể cho nghề thêu.

3783170297.jpg

Nghệ nhân Hoàng Thị Khương (người bên phải) hướng dẫn du khách một số kỹ thuật thêu truyền thống tại Làng Quất Ðộng. Ảnh: HẢI TRẦN

Hà Nội có nhiều làng nghề truyền thống, trong đó, nổi bật nhất là các làng nghề thêu, tập trung nhiều nhất ở các xã: Quất Ðộng, Dũng Tiến, Thắng Lợi, Nguyễn Trãi của huyện Thường Tín... Mặc dù có giá trị cao về kinh tế, văn hóa nhưng có giai đoạn, các làng nghề thêu đang đứng trước nguy cơ bị mai một, sản phẩm mất dần uy tín trên thị trường. Trong bối cảnh đó, vẫn có những người tâm huyết với nghề, tìm mọi giải pháp để khôi phục, phát triển nghề truyền thống. Nghệ nhân Nguyễn Ðức Khoa ở làng thêu Bình Lăng, xã Thắng Lợi là một điển hình. Ðể làng nghề phát triển bền vững, nghệ nhân Nguyễn Ðức Khoa xác định phải tìm thị trường tiêu thụ ổn định cho sản phẩm, tích cực quảng bá thương hiệu của làng nghề. Ông là một trong những nghệ nhân đầu tiên của làng nghề xây dựng thương hiệu riêng cho sản phẩm thêu. Cơ sở tranh thêu Ðức Khoa đã được Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch Hà Nội chọn làm điểm du lịch tham quan tìm hiểu làng nghề thêu truyền thống. Ông đã tạo điều kiện cho nhiều hộ làng nghề trong xã học tập làm theo, đến nay có đến vài chục hộ đã có cửa hàng giới thiệu, bán sản phẩm của làng nghề. Xã Thắng Lợi đã phát triển thành một vùng nghề thêu truyền thống mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Thương hiệu tranh Xuân Nguyên của nghệ nhân Lê Văn Nguyên, làng thêu Khoái Nội, xã Thắng Lợi, cũng là một mô hình thành công từ việc xây dựng thương hiệu để tìm lối ra, quảng bá cho sản phẩm thêu. Từ một cơ sở thêu gia đình, năm 2002, nghệ nhân Lê Văn Nguyên đã đăng ký thương hiệu tranh Xuân Nguyên. Ðể tìm lối ra cho sản phẩm và có thể tiếp cận thị trường, nghệ nhân đã mở một cơ sở giới thiệu sản phẩm với các tác phẩm tranh thêu mang thương hiệu Xuân Nguyên.

Từ những mô hình phát triển thương hiệu cá nhân như trên, vấn đề xây dựng, phát triển thương hiệu tập thể cho làng nghề thêu ở Hà Nội đã được đặt ra. Ðây được xem là một định hướng góp phần tháo gỡ khó khăn cho các làng nghề thêu truyền thống trong việc tìm đầu ra cho sản phẩm và quảng bá uy tín các làng nghề.

Năm 2007, Hiệp hội Thêu ren Hà Nội được thành lập, đã tập hợp được hầu hết các hộ làm nghề thêu ở các làng nghề ở huyện Thường Tín và các huyện Mỹ Ðức, huyện Phú Xuyên... Ý thức được giá trị của việc xây dựng và phát triển thương hiệu tập thể, từ năm 2008, Hiệp hội Thêu ren Hà Nội đã xây dựng thương hiệu tập thể của ngành thêu ren và phổ biến cho các hội viên hiệp hội đăng ký tham gia.

Nghệ nhân Nguyễn Xuân Dục, thành viên Ban chấp hành Hiệp hội Thêu ren Hà Nội cho biết, việc khuyến khích các đơn vị tập thể, cá nhân sử dụng thương hiệu tập thể đem lại nhiều lợi ích cho các bên tham gia. Các nghệ nhân có điều kiện tập trung vào các sản phẩm độc đáo, phát triển tư duy sáng tạo, nâng cao tay nghề. Các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất, thương hiệu tập thể có thêm lợi thế trong việc thu hút vốn đầu tư và phát triển kinh doanh; uy tín hàng hóa và sản phẩm được nâng cao. Ngoài ra, khách hàng có cơ hội được tiếp cận với những sản phẩm chất lượng, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Các doanh nghiệp, cá nhân sau khi đăng ký tham gia thương hiệu tập thể sẽ được Hiệp hội kiểm tra chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp, cá nhân đó. Nếu bảo đảm yêu cầu về chất lượng, bên cạnh thương hiệu riêng, những sản phẩm của doanh nghiệp sẽ được dán nhãn, gắn lô-gô thương hiệu tập thể của nghề thêu Hà Nội. Hiện, Hiệp hội đang đẩy nhanh việc thành lập ban quản trị thương hiệu và xúc tiến thương mại, khuyến khích hội viên đăng ký sử dụng nhãn hiệu tập thể. Ðể bảo đảm chất lượng sản phẩm của các đơn vị, Hiệp hội thành lập một ban kiểm tra, thường xuyên kiểm tra, rà soát chất lượng các sản phẩm, nâng cao giá trị và bảo đảm chất lượng của sản phẩm nhằm bảo vệ uy tín và phát triển thương hiệu chung.

Xây dựng thương hiệu tập thể cho một số nghề thủ công, trong đó có nghề thêu là một hướng đi đúng trong bối cảnh hiện có sự cạnh tranh gay gắt giữa các thương hiệu trên thị trường. Tuy nhiên, để có thể thực hiện thành công, cần sự tham gia tích cực từ phía doanh nghiệp, cá nhân làm nghề thêu.

Theo báo nhân dân

Ý kiến bạn đọc 0 bình luận
 
Gửi bình luận của bạn
(Bấm vào đây để nhận mã)
Gửi thông tin Nhập lại
 
 
                                

Bản quyền thuộc về:  Công ty cp Giáo dục và Đào tạo Hoàng Gia Quốc Tế
S
Ince 31-08-2010

Ban truyền thông quan hệ quốc tế - Hiệp hội làng nghề Việt Nam     

Phụ trách biên tập : Nhà báo Lê Kim Hoa       

Địa chỉ: T 16 Hàn Việt Tower- 348 Kim Ngưu, Q Hai Bà Trưng, Hà Nội

Văn phòng 1: Tầng 2 Tòa nhà 14a Khu đô thị Định Công - Quận Hoàng Mai _ Hà Nội - văn phòng Lineup

Văn phòng 2: 489 Hoàng Quốc Việt tầng 03                                             

International royal education & training.,jsc                                                

Tel: 024.73046226  Hot line; 0929805137 Viber - zalo :0929805137 

Email: irecvietnam@gmail.com   : facebook: irecvietnam,  


 

8
Đang xem:
72.519.411
Tổng truy cập: