KINH TẾ - KHỞI NGHIỆP - XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI
Gốm Chăm chuẩn bị bước ra thế giới
(Ngày đăng: 15/10/2012   Lượt xem: 1002)

Hiện nay ở Ninh thuận có 22 làng Chăm mà chỉ có một làng làm gốm là làng Bàu Trúc.

Nghề làm gốm Chăm Bàu Trúc vừa được Bộ VH-TT&DL đưa vào danh mục 12 di sản văn hóa phi vật thể của quốc gia và trình UNESCO xét duyệt, công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp của nhân loại.

Từ ngày 14 đến 16-10, gốm Chăm cũng được triển lãm và thi sáng tác tại làng gốm Bàu Trúc ở Ninh Thuận.

Nhất quyết không “công nghiệp hóa”

. Xin ông cho biết làng gốm cổ Bàu Trúc có phải là đặc điểm văn hóa khác biệt của Ninh Thuận so với các tỉnh, thành khác?

+ TS PHAN QUỐC ANH, Giám đốc Sở VH-TT&DL tỉnh Ninh Thuận: Đúng là có khác biệt, ở chỗ Ninh Thuận có các điểm du lịch văn hóa Chăm. Các nhà nghiên cứu văn hóa, du khách khi đến với Ninh Thuận trước tiên là muốn tìm hiểu những nét văn hóa truyền thống mang đậm bản sắc dân tộc Chăm thông qua nghệ thuật làm gốm cổ truyền, dệt thổ cẩm, kiến trúc đền tháp. Trong đó, hình tượng sống vẫn là làng nghề gốm Bàu Trúc.

. Có thông tin cho rằng gốm Chăm Bàu Trúc sẽ được “công nghiệp hóa” vì hiện nhiều bàn tay nghệ nhân nhào nặn gốm bị mai một dần. Ông nghĩ sao về thực trạng này?

+ Gốm Chăm bị mai một vì nhiều nguyên nhân, cũng có thể do nghệ thuật làm gốm phát triển không đúng theo hướng bảo tồn các giá trị văn hóa dân tộc. Nhưng không vì thế mà “công nghiệp hóa” sản phẩm gốm Chăm Bàu Trúc được. Làm gì thì làm, nghề gốm phải được bảo tồn ở dạng một nghề thủ công truyền thống.

. Tại sao ông lại cho rằng nghề gốm nên được làm bằng phương pháp thủ công truyền thống?

+ Bởi vì phương pháp làm gốm thủ công chứa đựng tính nghệ thuật cao. Các nghệ nhân không dùng bàn xoay mà sử dụng đôi bàn tay khéo léo của mình để nhào nặn ra những sản phẩm gốm theo tư duy tạo hình, gửi vào đó tâm hồn tình cảm của từng nghệ nhân. Kỹ thuật nung gốm lộ thiên bằng rơm, củi làm gốm chín không đều, tạo nên những mảng màu khác nhau. Những điểm đặc sắc, độc đáo này không có được ở gốm công nghiệp.

9-chot-67ce0.jpg

Làng gốm Bàu Trúc thuộc khu phố 7, thị trấn Phước Dân, huyện Ninh Phước, Ninh Thuận được xem là cổ nhất khu vực Đông Nam Á. Trong ảnh: Sáng tạo sản phẩm gốm Chăm bằng phương pháp thủ công tại làng gốm cổ Bàu Trúc. Ảnh: SN

Chờ nhận danh mới được bảo tồn đúng mức

. Nhưng ông nghĩ sao khi thế hệ nghệ nhân ngày một già đi, trong khi thế hệ trẻ không chịu khó chăm chút từng chi tiết hoa văn của sản phẩm gốm?

+ Đúng là làng gốm Bàu Trúc hiện thưa vắng dần các nghệ nhân gạo cội. Rất nhiều gia đình Chăm trước đây làm nghề gốm thì nay đã thay đổi nghề nghiệp. Nhu cầu cuộc sống của cộng đồng người Chăm đã tác động mạnh đến vị thế sinh tồn của một làng gốm cổ truyền nổi tiếng xưa nay.

. Là người phụ trách một ngành văn hóa, du lịch địa phương, ông có trăn trở gì không trước những mất mát văn hóa và biến dạng một nghề thủ công truyền thống ít ỏi còn sót lại?

+ Không chỉ cộng đồng người Chăm mà cả tỉnh Ninh Thuận và Bộ VH-TT&DL cũng trăn trở. Trước nay Ninh Thuận vẫn thường xuyên quan tâm đầu tư hạ tầng làng nghề, xúc tiến nâng cao tay nghề, quảng bá sản phẩm gốm Chăm Bàu Trúc ra bên ngoài.

. Ông có cho rằng gốm Bàu Trúc cũng cần được “danh chính” mới dễ quảng bá hơn không?

+ Về điều này, Bộ VH-TT&DL cũng chọn nghề làm gốm cổ truyền của người Chăm Bàu Trúc vào danh mục 12 di sản văn hóa phi vật thể của quốc gia trình UNESCO xét duyệt, công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp của nhân loại. Khi được công nhận thì sẽ tăng nhiều nguồn lực mạnh cho gốm Chăm Bàu Trúc. Đây cũng là những giải pháp bảo tồn một làng nghề thủ công truyền thống, quảng bá hữu hiệu sản phẩm gốm Chăm Bàu Trúc ra thế giới.

. Xin cám ơn ông.

Ngày hội VH-TT&DL vùng đồng bào Chăm-Ninh Thuận năm 2012 diễn ra từ ngày 14 đến 16-10 với 10 đoàn tỉnh, TP tham gia thi đấu, triển lãm giới thiệu văn hóa Chăm. Ngày hội với các hoạt động liên hoan trình diễn văn hóa, trang phục Chăm; thi sáng tác gốm Chăm, thi dệt thổ cẩm, ẩm thực Chăm; liên hoan giới thiệu sách, phim tư liệu về văn hóa Chăm; hội chợ thương mại gắn với lễ hội Katê, hội thảo “Bảo tồn, phát huy văn hóa Chăm”; thi đấu các môn thể thao…

Theo pháp luật

Ý kiến bạn đọc 0 bình luận
 
Gửi bình luận của bạn
(Bấm vào đây để nhận mã)
Gửi thông tin Nhập lại
 
 
                                

Bản quyền thuộc về:  Công ty cp Giáo dục và Đào tạo Hoàng Gia Quốc Tế
S
Ince 31-08-2010

Ban truyền thông quan hệ quốc tế - Hiệp hội làng nghề Việt Nam     

Phụ trách biên tập : Nhà báo Lê Kim Hoa       

Địa chỉ: T 16 Hàn Việt Tower- 348 Kim Ngưu, Q Hai Bà Trưng, Hà Nội

Văn phòng 1: Tầng 2 Tòa nhà 14a Khu đô thị Định Công - Quận Hoàng Mai _ Hà Nội - văn phòng Lineup

Văn phòng 2: 489 Hoàng Quốc Việt tầng 03                                             

International royal education & training.,jsc                                                

Tel: 024.73046226  Hot line; 0929805137 Viber - zalo :0929805137 

Email: irecvietnam@gmail.com   : facebook: irecvietnam,  


 

4
Đang xem:
72.519.253
Tổng truy cập: