KINH TẾ - KHỞI NGHIỆP - XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI
Làng nghề Bát Tràng Giàu, sạch nhờ lò nung gas
(Ngày đăng: 14/10/2012   Lượt xem: 1066)
Trở lại làng gốm Bát Tràng, Gia Lâm, Hà Nội vào ngày đầu thu, điều làm chúng tôi ngạc nhiên là một bầu không khí trong lành với đường làng, ngõ xóm phong quang sạch đẹp thay vì bụi, khói mù mịt của vài năm trước. Nhiều người dân cho biết, đây là kết quả của việc chuyển đổi công nghệ nung lò than sang công nghệ nung bằng gas, vừa giải quyết được ô nhiễm môi trường, vừa thúc đẩy phát triển sản xuất.

Phó chủ tịch UBND xã Bát Tràng Phạm Văn May cho biết, hiện nay có đến trên 90% hộ dân trong xã làm nghề gốm sứ truyền thống. Nghề gốm sứ đã làm thay đổi cuộc sống của người dân Bát Tràng, từ chỗ chỉ giữ nghề, nay họ sống được bằng nghề, thậm chí, nhiều hộ có của để dành. Tuy nhiên, cùng với lợi ích về kinh tế là những thách thức về môi trường. Ông May nhớ lại, chỉ 5 năm trước, trung bình mỗi ngày làng nghề tiêu thụ khoảng trên 700 tấn than, thải ra môi trường 6.800 tấn tro xỉ và phát thải ra không khí khoảng 130 tấn bụi. Theo điều tra sơ bộ tại thời điểm đó, cứ 5 người dân trong xã thì có 1 người bị nhiễm bệnh về đường hô hấp liên quan đến bụi, khói than và nước thải của các lò gốm. 

Trước thực trạng đó, đầu năm 2006, Bộ Khoa học và Công nghệ phối hợp với Quỹ Môi trường toàn cầu của UNDP triển khai Dự án Nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam tại làng nghề. Dự án này đã giúp 30 doanh nghiệp ở làng nghề chuyển đổi công nghệ nung gốm từ các lò than, lò gas truyền thống sang lò gas hiện đại. Chi phí nhiên liệu để nung một mẻ gốm bằng lò gas so với lò than không có sự chênh lệch nhiều. Tuy nhiên, do tỷ lệ thành phẩm cao cộng với khả năng nung được những mặt hàng cao cấp có giá trị kinh tế lớn, khả năng tận dụng nhiệt để sấy và chu kỳ đốt ngắn nên lò gas nung gốm có ưu thế hơn hẳn về mặt kinh tế. Mặt khác, việc sử dụng lò gas nung gốm giúp giảm thiểu ô nhiễm môi trường, trực tiếp có ích đối với bà con làng nghề.


Nguồn: binhduong.vn
Sau khi được hỗ trợ chuyển đổi công nghệ, người dân Bát Tràng giờ đây như có thêm sức sống cả về vật chất lẫn tinh thần. Ông Nguyễn Văn Hoan, 70 tuổi cho biết: lò nung gas đã thực sự mang lại bầu không khí trong lành cho bà con nơi đây, đặc biệt, những người già như chúng tôi cảm thấy khỏe khoắn và thoải mái hơn nhiều.

Không chỉ cải thiện về môi trường, nhờ áp dụng công nghệ hiện đại mà chất lượng sản phẩm được nâng cao, nhiều doanh nghiệp đã có những hợp đồng lớn. Anh Trần Vũ Chiến - chủ một xưởng sản suất gốm sứ Bát Tràng cho biết: nung sản phẩm bằng lò gas cải tiến giúp doanh nghiệp giảm tỷ lệ tiêu hao năng lượng trên một đơn vị sản phẩm tới 30%, giúp tăng tỷ lệ sản phẩm ra lò đạt tiêu chuẩn chất lượng lên tới 95 - 98% so với mức từ 60 - 70% trước kia. Thời gian nung chỉ mất 36 - 48 tiếng cho một mẻ nung trong khi lò than mất 3- 5 ngày. Lợi nhuận tăng gấp 2 - 3 lần so với công nghệ cũ. Chỉ sau 3 năm đầu tư, doanh nghiệp của anh Chiến đã thu hồi được vốn.

Đặc biệt, nhiều hộ trước đây đã ngừng sản xuất do làm ăn không có lãi nay thấy lợi ích của lò đốt gas mang lại đã tham gia dự án và phấn đấu trở thành đơn vị xuất sắc của xã, điển hình như cơ sở sản xuất gốm sứ của chị Nguyễn Thị Thúy - xóm 2, thôn Bát Tràng; cơ sở sản xuất của chị Nguyễn Thị Thủy - xóm 1, thôn Giang Cao. Chị Nguyễn Thị Thúy cho biết, chị đã phải ngừng sản xuất do than kém chất lượng, sản phẩm làm ra không tiêu thụ được. Nay nhờ áp dụng công nghệ mới, gia đình chị đã phát triển được sản xuất và mở cửa hàng chào bán sản phẩm gốm xuất khẩu, đời sống khá hơn nhiều so với trước.

Giám đốc Dự án Nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam Nguyễn Bá Vinh cho biết, đến nay, Bát Tràng đã có trên 400 hộ, chiếm hơn 90% số hộ sản xuất gốm sứ, sử dụng lò nung gốm bằng khí gas hóa lỏng, giảm phần lớn lượng phế phẩm so với lò than và hạn chế ô nhiễm ra môi trường xung quanh. Thành công của dự án này ở làng nghề Bát Tràng đã có sức lan tỏa rất lớn. Các doanh nghiệp tham gia dự án thành công với việc chuyển đổi sang mô hình tiết kiệm năng lượng đã khích lệ doanh nghiệp và các hộ sản xuất khác trong làng nghề học tập và làm theo. Doanh thu của xã Bát Tràng hiện nay đạt 400 tỷ đồng/năm, thu nhập bình quân 22 triệu đồng/người.

Đánh giá về Dự án Nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam, Phó chủ tịch UBND xã Bát Tràng Phạm Văn May cho rằng, Dự án không những góp phần thúc đẩy kinh tế địa phương, tăng thu nhập cho các hộ sản xuất mà còn giảm thiểu ô nhiễm môi trường, đồng thời giúp Bát Tràng thực hiện được mục tiêu “bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống” gắn với du lịch.

                                                                                Theo: Đaibieunhandan - Nguyễn Thúy
 

Ý kiến bạn đọc 0 bình luận
 
Gửi bình luận của bạn
(Bấm vào đây để nhận mã)
Gửi thông tin Nhập lại
 
 
                                

Bản quyền thuộc về:  Công ty cp Giáo dục và Đào tạo Hoàng Gia Quốc Tế
S
Ince 31-08-2010

Ban truyền thông quan hệ quốc tế - Hiệp hội làng nghề Việt Nam     

Phụ trách biên tập : Nhà báo Lê Kim Hoa       

Địa chỉ: T 16 Hàn Việt Tower- 348 Kim Ngưu, Q Hai Bà Trưng, Hà Nội

Văn phòng 1: Tầng 2 Tòa nhà 14a Khu đô thị Định Công - Quận Hoàng Mai _ Hà Nội - văn phòng Lineup

Văn phòng 2: 489 Hoàng Quốc Việt tầng 03                                             

International royal education & training.,jsc                                                

Tel: 024.73046226  Hot line; 0929805137 Viber - zalo :0929805137 

Email: irecvietnam@gmail.com   : facebook: irecvietnam,  


 

3
Đang xem:
72.519.229
Tổng truy cập: