KINH TẾ - KHỞI NGHIỆP - XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI
Thái Bình đẩy mạnh phát triển làng nghề
(Ngày đăng: 13/10/2012   Lượt xem: 885)

Sau 10 năm, số làng nghề được công nhận của tỉnh Thái Bình từ con số 82 làng đã lên 229 làng. Để khôi phục và phát triển làng nghề, Thái Bình đã có chủ trương và hướng đi mới, đó là coi trọng chất lượng và hiệu quả.

Resize of thue Thai Binh.jpg

Thái Bình chú trọng nâng cao chất lượng, hiệu quả của làng nghề - Ảnh minh họa

Thái Bình là một trong những tỉnh có nhiều nhóm nghề truyền thống nổi tiếng như: nghề dệt ở Phương La (Hưng Hà) có từ Thế kỷ thứ 13, nghề chạm bạc ở Đồng Xâm (Kiến Xương) có từ 500 năm trước, nghề thêu ren xuất khẩu ở Minh Lãng - Vũ Thư cũng có từ khá sớm (120 - 150 năm). Những năm gần đây thêm một số nghề mới như dệt lưới ninon phục vụ đánh bắt thủy, hải sản; đan móc hộp sợi… đưa số nghề lên hơn 50 nghề.

Nghề và làng nghề ở Thái Bình đã góp phần không nhỏ vào việc phân công lao động ở khu vực nông nghiệp, nông thôn, tạo thêm công ăn việc làm. Năm 2010, số lao động làm nghề đã lên tới 150.000 người.

Vào năm 2000 giá trị sản xuất các làng nghề tỉnh Thái Bình mới đạt 660 tỷ đồng (theo giá cố định 1994) thì đến năm 2010 đã đạt 2.520 tỷ đồng, chiếm 1/4 tổng giá trị sản xuất của toàn ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp Thái Bình. Nhiều xã duy trì và phát triển được làng nghề trở lên giàu có như Hồng Thái, Lê Lợi, Nam Cao (Kiến Xương); Tân Lễ, Thái Phương (Hưng Hà), Đông Sơn, Đông La, Nguyên Xá (Đông Hưng)… mỗi năm giá trị sản xuất của các làng nghề chiếm từ 50 - 60% trong tổng giá trị sản xuất của xã.

Đến 2015, tỉnh Thái Bình phấn đấu đạt tổng giá trị sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp hơn 15.000 tỷ đồng (theo giá cố định 1994) trong đó công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp làng nghề phấn đấu đạt 5.150 tỷ đồng, với tốc độ tăng trưởng bình quân 14%.

Để đạt mục tiêu trên, tỉnh Thái Bình sẽ chú trọng tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả của làng nghề. Theo đó, duy trì ổn định phát triển 200 làng nghề; tiếp tục hỗ trợ bằng các cơ chế, chính sách để duy trì 300 doanh nghiệp làng nghề.

Tỉnh Thái Bình cũng ban hành một số chính sách khuyến khích đầu ra cho sản phẩm, một số chính sách về thuế, vốn vay cho hộ sản xuất… bảo đảm cho lao động làng nghề có thu nhập, đạt mức bình quân từ 1,5 triệu đồng/người/tháng trở lên.

Nam Khánh

(Nguồn: Báo Thái Bình)

Ý kiến bạn đọc 0 bình luận
 
Gửi bình luận của bạn
(Bấm vào đây để nhận mã)
Gửi thông tin Nhập lại
 
 
                                

Bản quyền thuộc về:  Công ty cp Giáo dục và Đào tạo Hoàng Gia Quốc Tế
S
Ince 31-08-2010

Ban truyền thông quan hệ quốc tế - Hiệp hội làng nghề Việt Nam     

Phụ trách biên tập : Nhà báo Lê Kim Hoa       

Địa chỉ: T 16 Hàn Việt Tower- 348 Kim Ngưu, Q Hai Bà Trưng, Hà Nội

Văn phòng 1: Tầng 2 Tòa nhà 14a Khu đô thị Định Công - Quận Hoàng Mai _ Hà Nội - văn phòng Lineup

Văn phòng 2: 489 Hoàng Quốc Việt tầng 03                                             

International royal education & training.,jsc                                                

Tel: 024.73046226  Hot line; 0929805137 Viber - zalo :0929805137 

Email: irecvietnam@gmail.com   : facebook: irecvietnam,  


 

4
Đang xem:
72.519.837
Tổng truy cập: