KINH TẾ - KHỞI NGHIỆP - XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI
Luân Hồng (Nghệ An): Kinh nghiệm từ làng giàu nhất xã
(Ngày đăng: 08/10/2012   Lượt xem: 798)

2012_9091_T12_anh2.jpg

Nghề đan lát ở làng Luân Hồng thu hút được sự

tham gia của các thành viên trong mỗi gia đình

Năm 1978, cơn đại hồng thủy đã nhấn chìm toàn bộ ngôi làng, hậu quả của trận lũ lụt năm đó đã làm cho người dân nơi đây thiếu đói dai dẳng, không những thế hàng năm cảnh hạn hán, bão lụt, mưa đá liên tiếp giáng xuống ngôi làng này. Thời điểm ấy, Luân Hồng là ngôi làng đông nhất xã, nhưng vì sự khắc nghiệt của thiên nhiên, dần già hàng chục hộ gia đình đã di chuyển đi nơi khác để tránh thiên tai. Rồi đến năm 1988, trận lũ kinh hoàng đã làm tràn con đê chắn lũ, những thành quả một năm trời bỗng chốc thành mây khói, một lần nữa làng Luân Hồng lại sống trong hoàn cảnh "chạy ăn từng bữa” tìm đối tác xuất khẩu nông sản.

Cụ Lê Xuân Lan (83 tuổi) – một trong những lão nông của làng nhớ lại "Làng Luân Hồng đã 2 lần chứng kiến cảnh đau thương mất mát do lũ lụt, vào thời điểm đó làng chúng tôi người bỏ đi, người chuyển đi nơi khác”. Trong ký ức của những người con làng Luân Hồng, dù đã đi làm ăn xa nhưng khi nhớ về quê hương vẫn ám ảnh những "đòn roi” của thiên tai trút xuống.

Vượt lên mọi khó khăn từ quá khứ, nay làng Luân Hồng đã thay da đổi thịt. Làng có 133 hộ với gần 500 nhân khẩu, thuộc đơn vị hành chính ít nhất xã Đồng Văn, nhưng Luân Hồng lại nổi lên như một đơn vị khá giàu khi biết vận dụng nghề đan lát vào cuộc sống. Theo thống kê, hiện nay làng có gần 80 hộ gia đình tham gia sản xuất các sản phẩm từ cây nứa như kiềng rế, lồng úp gà và các vật dụng gia đình trung tâm xúc tiến xuất khẩu. Theo ông Lê Văn Cát – cán bộ Mặt trận làng Luân Hồng cho biết "Nghề đan lát của làng được hình thành từ lâu đời nhưng phát triển mạnh từ năm 2008 đến nay. Điều đặc biệt trước đây, nghề đan chỉ được xem là nghề phụ, người dân thường tranh thủ làm trong thời gian rảnh rỗi nhưng đến nay nó lại là nguồn thu nhập chính, không thể thiếu của người dân. Nhờ nguồn thu từ nghề thủ công đan lát, đời sống của người dân được nâng cao, đường làng ngõ xóm được xây dựng và bê tông hóa khang trang, đời sống tinh thần được nâng cao, tỷ lệ gia đình văn hóa đạt gần 90% ”.

Đến nay, làng nghề Luân Hồng có nguồn thu nhập khá ổn định, bình quân thu nhập của người lao động từ 17-20 triệu đồng/năm. Thu nhập ổn định người dân cũng chăm chút hơn đến việc học hành của con cái. Hàng năm có từ 5-7 học sinh đỗ vào các trường ĐH-CĐ. Ông Nguyễn Quốc Chương - phó chủ tịch UBND xã Đồng Văn đánh giá, "trong tổng số 11 đơn vị xóm thì duy nhất làng Luân Hồng có nghề đan chiếm số lượng lớn người dân tham gia, cũng như tổng thu nhập hàng năm của mỗi hộ gia đình xuất khẩu cà phê. Xuất phát từ nghề phụ nhưng đến nay làng đã được công nhận là làng nghề và làm giàu từ nghề. Trong tương lai, làng nghề Luân Hồng sẽ tiếp tục phát triển và là tiền đề để gắn với một trong những mục tiêu nông thôn mới mà xã đã đề ra”.

Theo đại đoàn kết

Ý kiến bạn đọc 0 bình luận
 
Gửi bình luận của bạn
(Bấm vào đây để nhận mã)
Gửi thông tin Nhập lại
 
 
                                

Bản quyền thuộc về:  Công ty cp Giáo dục và Đào tạo Hoàng Gia Quốc Tế
S
Ince 31-08-2010

Ban truyền thông quan hệ quốc tế - Hiệp hội làng nghề Việt Nam     

Phụ trách biên tập : Nhà báo Lê Kim Hoa       

Địa chỉ: T 16 Hàn Việt Tower- 348 Kim Ngưu, Q Hai Bà Trưng, Hà Nội

Văn phòng 1: Tầng 2 Tòa nhà 14a Khu đô thị Định Công - Quận Hoàng Mai _ Hà Nội - văn phòng Lineup

Văn phòng 2: 489 Hoàng Quốc Việt tầng 03                                             

International royal education & training.,jsc                                                

Tel: 024.73046226  Hot line; 0929805137 Viber - zalo :0929805137 

Email: irecvietnam@gmail.com   : facebook: irecvietnam,  


 

6
Đang xem:
72.519.341
Tổng truy cập: