KINH TẾ - KHỞI NGHIỆP - XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI
Quảng Nam: Làng nghề đúc đồng Phước Kiều trước nguy cơ mai một
(Ngày đăng: 06/10/2012   Lượt xem: 779)

Phước Kiều, ngôi làng nhỏ nằm vắt dọc theo quốc lộ 1A, đoạn qua xã Điện Phương, huyện Điện Bàn, Quảng Nam. Đây là làng nghề đúc đồng có từ lâu đời ở xứ Quảng, được nhiều người biết đến.

Giữ hồn của làng nghề truyền thống

Theo nhiều nguồn tư liệu để lại, làng nghề đúc đồng Phước Kiều hình thành từ thời các chúa Nguyễn. Làng có nguồn gốc từ Thanh Hóa, do một người tên là Dương Tiền Hiền di cư vào đây truyền dạy. Cuối thế kỉ XVIII, ở đây hình thành hai khu vực là phường tạc tượng Đông Kiều và phường chú tượng Phước Kiều. Ngoài những sản phẩm gia dụng, các nghệ nhân còn đúc súng đạn, ấn tín... cho nhà Nguyễn. Nhiều nghệ nhân được vua Minh Mạng cho mời về đúc tiền, đúc ấn để thờ tại Thế Miếu (Kinh thành Huế). Đến đầu thế kỉ XIX, triều Nguyễn sáp nhập 2 phường tạc tượng và chú tượng để hình thành “xã hiệu Phước Kiều”, còn gọi là làng đúc đồng Phước Kiều tồn tại đến ngày nay cơ hội giao thương xuất khẩu.

Luyện đồng tại làng đúc đồng Phước Kiều

Ông Dương Ngọc Truyền - Giám đốc Xí nghiệp nhôm đồng Phước Kiều, thành viên của Hiệp hội đúc đồng làng nghề Phước Kiều cho biết: So với vài năm về trước, làng nghề đúc đồng Phước Kiều đã có những khởi sắc đáng kể. Đây là thành quả của sự quan tâm, chăm lo và giúp đỡ của các cấp chính quyền và ngành chức năng trong tỉnh.

Theo ông Truyền, bằng nhiều chính sách nhất định, thông qua sở Công thương và Trung tâm khuyến công của tỉnh, nghề đúc đồng truyền thống Phước Kiều từ nguy cơ bị mai một, nay đã từng bước định hình lại và không ngừng phát triển. Bên cạnh đó, với sự nỗ lực nhằm khôi phục lại nghề truyền thống của cha ông, các thế hệ nghệ nhân đúc đồng của làng, đặc biệt là các cụ cao tuổi với sự uyên thâm về nghề đúc đồng đã tập hợp lại và truyền dạy cho thế hệ trẻ. Đây thực sự là việc làm có ý nghĩa rất lớn nhằm giữ hồn của làng nghề truyền thống địa phương hỗ trợ xuất khẩu cao su.

... và những trăn trở của người làm nghề

Tuy nhiên, ông Dương Ngọc Truyền cũng cho biết: bên cạnh sự phát triển, nghề đúc đồng Phước Kiều đang có những biểu hiện mai một ngay trong thời điểm hiện tại và tương lai nếu không có biện pháp chấn chỉnh kịp thời. Theo ông Truyền, sự cạnh tranh làm cho tính liên kết, hỗ trợ và giúp đỡ lẫn nhau giữa các chủ lò đúc đồng còn hạn chế.

Ông Truyền cũng cho biết thêm: Điều mà nhiều người làm nghề đúc đồng ở Phước Kiều đang trăn trở là vì lợi nhuận, hiện nay có không ít người đang quay lưng lại với làng. Họ dùng hình thức “treo đầu dê bán thịt chó”, tức lấy sản phẩm cồng chiêng, chuông, lư ở các nơi khác mang về bán khiến uy tín của làng nghề Phước Kiều giảm sút nghiêm trọng.

Còn theo nghệ nhân đúc đồng Dương Ngọc Sang (75 tuổi): Hiện nay, trong làng không còn được mấy nghệ nhân am hiểu về nghề đúc đồng. Nhiều cụ cao niên, am hiểu và giỏi về nghề đúc đồng đã lần lượt đi theo tổ tiên. Đây đang là điểm "bí" của làng Phước Kiều. Bởi theo ông Sang, trong nghề đúc đồng truyền thống, cái khó nhất chính là khâu pha kim loại và thẩm âm. Ví như một cái chiêng 5kg có thể đánh vang xa 100m. Nhưng với một người có kinh nghiệm trong nghề, bằng phương pháp pha chế kim loại hợp lý và trình độ thẩm âm uyên bác thì khi làm chiếc chiêng, âm của nó có thể vang xa cả hàng cây số. “Việc đúc được một cái chiêng, cái chuông thì rất dễ và hầu như ai cũng có thể làm được xuất khẩu mây tre đan việt nam. Nhưng để âm thanh của nó vang xa và thanh thì cần phải có bí quyết và kinh nghiệm nghề nữa”- ông Sang chia sẻ.

Ông Sang cũng cho biết, ông vào nghề đúc đồng từ năm 14 tuổi. Tính đến nay, ông đã có hơn 60 năm trong nghề với nhiều kinh nghiệm quý. Chính vì lẽ đó mà ông vinh dự được tham gia rất nhiều hội chợ làng nghề truyền thống cũng như các kỳ festival của Huế.

Nghệ nhân đúc đồng Dương Ngọc Sang bên chiếc chiêng của mình

Với ông Sang, trong đời làm nghề đúc đồng của mình, có sản phẩm được ông xem như bảo vật. Ông cho biết: “Cách đây vài năm tôi được một khu du lịch tại Gia Lai mời lên đúc chiếc chiêng nặng đến 750kg và có đường kính 2,5m. Thật sự để đúc chiếc chiêng này là một thử thách lớn vì với một chiếc chiêng to như vậy, thì việc chọn phương pháp đúc làm sao cho đồng khỏi đông trước khi được trám đầy khuôn là một việc vô cùng phức tạp. Với kinh nghiệm của mình cùng sự giúp đỡ của một số bạn nghề, tôi đã đúc thành công chiếc chiêng này".

Anh Dương Ngọc Trí, 28 tuổi, vào nghề đúc đồng được gần 6 năm, được coi là đại diện cho thế hệ “mới nhất” của làng và được kỳ vọng sẽ tiếp tục phát huy nghề đúc đồng này, cho biết: Lúc đầu tôi định không theo nghề đúc đồng mà muốn đi làm công nhân xí nghiệp. Nhưng sau khi gia đình phân tích và thuyết phục, tôi đã đi theo nghề đúc đồng. Gia đình tôi có truyền thống nghề đúc đồng, tính tới đời tôi là đời thứ năm.

Điều đặc biệt ở chàng trai trẻ này là anh không những biết làm các loại cồng chiêng lẻ mà có thể làm cả cồng chiêng bộ. Trí đã từng làm các loại cồng chiêng bộ có từ 6-8 chiếc. Mặc dù kinh nghiệm thẩm âm của Trí chưa nhiều, nhưng nhờ sự giúp đỡ của cha nên những bộ cồng chiêng do Trí làm ra đều đạt chất lượng tốt và được khách hàng ưa chuộng.

“Nếu có thêm vốn, tôi sẽ không chỉ sản xuất cồng chiêng như bây giờ mà mở rộng hơn nữa việc gia công các sản phẩm đồng mỹ nghệ và đồ lưu niệm. Thực tế thì tôi cũng đã sản xuất một số hàng đồng mỹ nghệ theo đơn đặt hàng, nhưng không nhiều lắm. Theo tôi, không đổi mới nghề đúc đồng thì nghề sẽ khó tồn tại. Tôi mong ước được góp một chút sức của mình để gìn giữ nghề cổ truyền của cha ông” - Trí nói về ước mơ của mình.

Rót đồng vào khuôn đúc

Làng đúc đồng Phước Kiều được đánh giá là tâm điểm trong các làng nghề truyền thống của Quảng Nam. Giá trị của làng đúc đồng Phước Kiều đã nhiều lần được ghi nhận trong những lễ hội lớn về làng nghề truyền thống. Ông Đinh Hài, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Quảng Nam cho biết: “Những sản phẩm của làng đúc đồng Phước Kiều thể hiện bàn tay tài hoa và tâm hồn tinh tế của người dân bản địa”.

Phước Kiều được ghi nhận nhiều là thế, song một câu hỏi được đặt ra: Vì sao làng nghề truyền thống này đang đứng trước nguy cơ bị mai một dần? Người dân thì chờ có một chính sách của Nhà nước nhằm hỗ trợ làng nghề phát triển. Bên cạnh đó, họ cũng mong được bảo hộ thương hiệu Phước Kiều để tránh trường hợp kẻ xấu lợi dụng trục lợi trên thương hiệu này./.


Theo ĐCSVN
Ý kiến bạn đọc 0 bình luận
 
Gửi bình luận của bạn
(Bấm vào đây để nhận mã)
Gửi thông tin Nhập lại
 
 
                                

Bản quyền thuộc về:  Công ty cp Giáo dục và Đào tạo Hoàng Gia Quốc Tế
S
Ince 31-08-2010

Ban truyền thông quan hệ quốc tế - Hiệp hội làng nghề Việt Nam     

Phụ trách biên tập : Nhà báo Lê Kim Hoa       

Địa chỉ: T 16 Hàn Việt Tower- 348 Kim Ngưu, Q Hai Bà Trưng, Hà Nội

Văn phòng 1: Tầng 2 Tòa nhà 14a Khu đô thị Định Công - Quận Hoàng Mai _ Hà Nội - văn phòng Lineup

Văn phòng 2: 489 Hoàng Quốc Việt tầng 03                                             

International royal education & training.,jsc                                                

Tel: 024.73046226  Hot line; 0929805137 Viber - zalo :0929805137 

Email: irecvietnam@gmail.com   : facebook: irecvietnam,  


 

4
Đang xem:
72.519.511
Tổng truy cập: