KINH TẾ - KHỞI NGHIỆP - XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI
Ngành mây tre đan Việt Nam lúng túng với mẫu mã
(Ngày đăng: 06/10/2012   Lượt xem: 759)
Mặc dù được sự hỗ trợ về chính sách của chính phủ cùng với truyền thống sử dụng hàng mây tre đan lâu đời, nhưng cho đến nay, người ta vẫn chưa hẳn yên tâm với sự phát triển bền vững của ngành mây tre đan Việt Nam. Nhiều câu hỏi được đặt ra bên lề cuộc triển lãm chuyên đề về thiết kế mẫu và sản phẩm mây tre đang được diễn ra tại Trung tâm Triển lãm Văn hóa-Nghệ thuật

Người sản xuất có thật sự quan tâm?

Để có được cuộc triển lãm chuyên đề với quy mô trưng bày 110 sản phẩm này, các cán bộ thuộc cục Mỹ thuật-Nhiếp ảnh và Triển lãm Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch (VH-TT&DL) đã phải đi “vận động” các làng nghề khắp 3 miền Bắc, Trung, Nam từ hơn nửa năm trước. Mặc dù thời gian vận động lâu, địa bàn vận động rộng nhưng cuối cùng cũng chỉ có được khoảng 200 bộ ảnh chụp sản phẩm được gửi về. Theo quy chế của triển lãm, các tác giả chỉ cần gửi ảnh về để Ban tổ chức xét duyệt trước, duyệt xong, mới bắt đầu chuyển sản phẩm đến. Từ 200 bộ ảnh này, Ban giám khảo đã lựa chọn để trưng bày 110 sản phẩm. 110 là con số quá khiêm tốn so với gần 800 làng nghề truyền thống sản xuất mây tre đan ở Việt Nam hiện nay cần tìm đối tác xuất nhập khẩu.

Câu hỏi đặt ra là các làng nghề có quan tâm đến cuộc triển lãm này không? Xin thưa là rất quan tâm! Vì điểm khó khăn nhất của các làng nghề ở ta chính là mẫu mã sản phẩm, mà cuộc triển lãm này đã “gãi đúng chỗ ngứa” của các làng nghề. Thế nhưng, lý do mà các làng nghề không gửi sản phẩm tham dự triển lãm là vì… không có sản phẩm! Nghe thật kỳ quặc nhưng lại là sự thật 100%. Các làng nghề của ta bị sa vào tình trạng gia công theo mẫu hoặc bắt chước, làm nhái theo mẫu mã của nước ngoài, không đủ tư cách tham dự triển lãm.

Cũng nên biết rằng, theo thông tin của Hiệp hội tre thế giới, Việt Nam đang là “cường quốc” tre, đứng hàng thứ bảy. Một “cường quốc tre” chỉ mạnh gia công theo mẫu mã nước ngoài. Thật đáng thất vọng.

Năng lực sáng tạo đến đâu?

Mặc dù chiếm tỷ trọng rất khiêm tốn trong triển lãm nhưng nhiều bản thiết kế sản phẩm từ mây, tre của các nhà thiết kế rất được chú ý. Vì với những bản thiết kế này các làng nghề, xưởng sản xuất có thể đưa các mẫu mã vào sản xuất công nghiệp.

Nguyễn Thị Hồng Anh, sinh viên Trường Mỹ thuật Công nghiệp, đã lấy cảm hứng từ bông hoa Rum (còn có tên khác là hoa Thủy Vũ) để sáng tạo chiếc ghế tựa rất lạ mắt. Bộ bàn ghế, kệ trang trí nội thất của Phạm Ngọc Dương (Ninh Bình) trông đơn giản mà sang trọng. Hoặc nghệ nhân Nguyễn Thị Ngọc (ở Sơn Đồng, Hoài Đức, Hà Nội) cũng có bản thiết kế vòng cổ bằng tre rất ấn tượng. Kiến trúc sư Võ Trọng Nghĩa đưa tới triển lãm 4 bản thiết kế các nhà hàng, quán rượu, quán cà phê làm bằng vật liệu tre… Những bản thiết kế này được Ban tổ chức đánh giá cao vì yếu tố nghệ thuật, công năng sử dụng và tính thực tiễn cơ hội giao thương nông sản.

Nhân chuyện thiết kế sản phẩm mây, tre, họa sĩ Trần Ngọc Canh, nguyên cán bộ Trường Đại học Mỹ thuật công nghiệp, cho biết: Việc đào tạo họa sĩ thiết kế sản phẩm từ mây, tre hiện nay vẫn còn đang bỏ trống. Trường Mỹ thuật Công nghiệp là trường duy nhất đào tạo họa sĩ thiết kế nội thất chỉ chủ yếu tập trung vào các vật liệu gốm, sứ, sơn mài, gỗ. Trong tương lai, sự thiếu hụt về đội ngũ “chuyên gia thiết kế” sẽ là một cản trở đối với ngành mây tre đan.

Hiện tại, việc thiết kế mẫu sản phẩm thường do các nghệ nhân đảm trách. Nhưng rõ ràng, việc thiếu đào tạo bài bản sẽ níu kéo đồ mây, tre Việt Nam chỉ loanh quanh sau lũy tre làng. Họa sĩ Lê Thanh, một trong những họa sĩ lão thành của ngành trang trí nói rằng, các nghệ nhân dù đã “sáng chế” ra nhiều cách đan mới, hoa văn, họa tiết mới, song cách làm này chỉ thể hiện được trên một vài sản phẩm mang tính “độc bản”, khó sản xuất đại trà, thúc đẩy cả ngành phát triển cơ hội xuất khẩu cao su.


Đối với mỹ thuật ứng dụng luôn có hai loại hình sản phẩm: Mỹ nghệ dùng để trưng bày và vật dụng để sử dụng. Nói đến tính ứng dụng, người ta thường xét ở những khía cạnh như công năng sử dụng, hiệu quả sử dụng hoặc xa hơn, có sản xuất công nghiệp được không?


Có thể thấy nhiều mẫu sản phẩm mang tính ứng dụng cao đã được các nhà thiết kế, nghệ nhân đưa đến triển lãm lần này, đó là: Những bộ chao đèn, đế đèn của các tác giả Nguyễn Thị Hàn, Nguyễn Thị Thu, Nguyễn Văn Tình; bộ để chén, bát của Thái Phi Hùng; đèn sàn của Nguyễn Văn Bình; bàn ghế tre của Công ty Lai Xuân… Trên thực tế thì những mẫu mã này đều đã được đưa vào sản xuất phục vụ cho xuất khẩu. Rõ ràng, mẫu mã của Việt Nam ta có thể đáp ứng nhu cầu bạn hàng, thế nhưng dường như ở các làng nghề của ta còn thiếu một quyết tâm đổi mới, vận động thực sự?


Đối với những triển lãm chuyên đề của chuyên ngành Mỹ thuật ứng dụng phải sau 5 năm mới có một lần. Như vậy thì quá lâu, nếu nhìn vào xu thế phát triển rất mạnh của ngành mây tre đan hiện nay. Hội Mỹ thuật, Hiệp Hội làng nghề và các cơ quan chuyên môn liên quan cần có nghiên cứu để tăng tần suất các triển lãm, thi thiết kế mẫu mây tre đan.


Theo QĐND

Ý kiến bạn đọc 0 bình luận
 
Gửi bình luận của bạn
(Bấm vào đây để nhận mã)
Gửi thông tin Nhập lại
 
 
                                

Bản quyền thuộc về:  Công ty cp Giáo dục và Đào tạo Hoàng Gia Quốc Tế
S
Ince 31-08-2010

Ban truyền thông quan hệ quốc tế - Hiệp hội làng nghề Việt Nam     

Phụ trách biên tập : Nhà báo Lê Kim Hoa       

Địa chỉ: T 16 Hàn Việt Tower- 348 Kim Ngưu, Q Hai Bà Trưng, Hà Nội

Văn phòng 1: Tầng 2 Tòa nhà 14a Khu đô thị Định Công - Quận Hoàng Mai _ Hà Nội - văn phòng Lineup

Văn phòng 2: 489 Hoàng Quốc Việt tầng 03                                             

International royal education & training.,jsc                                                

Tel: 024.73046226  Hot line; 0929805137 Viber - zalo :0929805137 

Email: irecvietnam@gmail.com   : facebook: irecvietnam,  


 

16
Đang xem:
72.519.592
Tổng truy cập: