KINH TẾ - KHỞI NGHIỆP - XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI
Hỗ trợ doanh nghiệp tham gia chuỗi giá trị ngành tre
(Ngày đăng: 10/12/2019   Lượt xem: 351)
 
Cây tre có giá trị xuất khẩu khoảng 200-300 triệu USD/năm, nhưng các doanh nghiệp ngành này lại đang “loay hoay” chưa tìm được hướng đi thích hợp để tận dụng cơ hội.
 
ho tro doanh nghiep tham gia chuoi gia tri nganh tre
Các làng nghề, doanh nghiệp mây tre đan còn phân tán, quy mô nhỏ. Ảnh: Internet

Theo Trung tâm Nghiên cứu Lâm sản Ngoài gỗ, tổng diện tích tre tính đến năm 2018 đã đạt 1,533 triệu ha. Trong đó, rừng thuần loài tự nhiên: 245.073 ha; rừng tự nhiên hỗn loài: 1.164.917 ha; rừng trồng tre: 122.583 ha.

Tre được phân bổ rộng khắp 63 tỉnh thành của Việt Nam, có 37 tỉnh có rừng tre tập trung nhưng chỉ có 23 tỉnh có diện tích lớn hơn 10.000 ha.

Hiện cả nước có khoảng hơn 5 triệu người dân sống phụ thuộc vào cây tre, thu nhâp từ cây tre chiếm hơn 30% tổng thu nhập của nông dân, hơn 70% diện tích tre thuộc sở hữu của người dân, cộng đồng và các công ty lâm nghiệp.

Cây tre được sử dụng để cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến gỗ, sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ và các sản phẩm xuất khẩu. Do đó, tiêu thụ hàng năm ước đạt 4 -5 triệu tấn tre cho các mục đích khác nhau. Giá trị xuất khẩu khoảng 200-300 triệu USD/năm.

Tuy nhiên, ngành tre đang đối diện không ít thách thức. Theo các chuyên gia, khó khăn là cộng đồng và dân cư chưa có nhận thức cao về vai trò của tre, quy hoạch sản xuất tự phát và phân tán. Các cơ sở sơ chế/chế biến phân tán, nhỏ lẻ không gắn với khu vực có tài nguyên; công nghệ và thiết bị lạc hậu, khả năng cạnh tranh của sản phẩm thấp.

Làng nghề thủ công mây tre đan có số lượng lớn nhưng vẫn còn ít so với các ngành khác (1.000 làng nghề thủ công).

Đặc biệt, các doanh nghiệp trong ngành này hầu hết có quy mô nhỏ. Hơn 80% doanh nghiệp không đủ khả năng đầu tư vào công nghệ mới và mở rộng sản xuất.

Các doanh nghiệp tre (đặc biệt là làng nghề thủ công) không quan tâm đến các tiêu chuẩn quốc tế nên bị hạn chế trước cơ hội mở rộng thị trường quốc tế.

Chia sẻ về “bài học” phát triển ngành Tre của Trung Quốc, đại diện Oxfam Việt Nam cho biết, Chính phủ Trung Quốc đã có nhiều hỗ trợ cho việc thúc đẩy ngành tre, ví dụ như, xây dựng giao thông từ các vùng nguyên liệu đến các vùng ươm, điểm thu mua, đưa ra các gói hỗ trợ tài chính đặc biệt cho ngành Tre.

Cụ thể: hộ trồng rừng mới được hỗ trợ 250USD/ha, giảm 5% lãi vay cho các công ty trồng rừng, công ty du lịch sinh thái rừng, miễn thuế VAT cho hợp tác xã, hoàn thuế xuất khẩu 9% với ván sàn tre và 13% với nội thất tre.

Do đó, để giúp các doanh nghiệp ngành này được phát triển, dưới sự tài trợ của Liên minh châu Âu, Tổ chức Oxfam tại Việt Nam đã hợp tác với Trung tâm Hợp tác Quốc tế Nuôi trồng và Khai thác Thủy sản bền vững (ICAFIS), Trung tâm Nghiên cứu Lâm sản ngoài gỗ (NTFPRC), Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) triển khai dự án “Phát triển bền vững và toàn diện chuỗi giá trị nghêu và tre ở Việt Nam”.

Mục tiêu của Dự án là góp phần giảm nghèo và bất bình đẳng ở các vùng nông thôn của Việt Nam thông qua tạo điều kiện cho việc áp dụng và thực hành các tiêu chuẩn bền vững của các nhà sản xuất và chế biến nghêu và tre; nâng cao khả năng tiếp cận thị trường và tài chính cũng như hiệu quả sản xuất; trao quyền cho các nhà sản xuất quy mô nhỏ và làm việc với các liên minh công-tư để quản trị chuỗi giá trị tốt.
                                                      Theo: haiquanonline.com.vn


Ý kiến bạn đọc 0 bình luận
 
Gửi bình luận của bạn
(Bấm vào đây để nhận mã)
Gửi thông tin Nhập lại
 
 
                                

Bản quyền thuộc về:  Công ty cp Giáo dục và Đào tạo Hoàng Gia Quốc Tế
S
Ince 31-08-2010

Ban truyền thông quan hệ quốc tế - Hiệp hội làng nghề Việt Nam     

Phụ trách biên tập : Nhà báo Lê Kim Hoa       

Địa chỉ: T 16 Hàn Việt Tower- 348 Kim Ngưu, Q Hai Bà Trưng, Hà Nội

Văn phòng 1: Tầng 2 Tòa nhà 14a Khu đô thị Định Công - Quận Hoàng Mai _ Hà Nội - văn phòng Lineup

Văn phòng 2: 489 Hoàng Quốc Việt tầng 03                                             

International royal education & training.,jsc                                                

Tel: 024.73046226  Hot line; 0929805137 Viber - zalo :0929805137 

Email: irecvietnam@gmail.com   : facebook: irecvietnam,  


 

20
Đang xem:
72.462.917
Tổng truy cập: