KINH TẾ - KHỞI NGHIỆP - XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI
Hàng thủ công mỹ nghệ: Sức cạnh tranh chưa cao
(Ngày đăng: 30/10/2019   Lượt xem: 315)
Thiếu nguyên liệu chất lượng, mẫu mã kém sáng tạo, doanh nghiệp ít đầu tư công nghệ vào sản xuất khiến sức cạnh tranh của sản phẩm thủ công mỹ nghệ (TCMN) Việt Nam chưa cao.

Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, tháng 9/2019, kim ngạch xuất khẩu hàng TCMN nhóm hàng mây, tre, cói và thảm đạt 29,99 triệu USD, nâng kim ngạch 9 tháng năm 2019 lên 293,39 triệu USD, tăng 5,11% so với cùng kỳ năm 2018. Hiện nay, hàng TCMN Việt Nam đang bị sụt giảm mạnh đơn hàng ở các thị trường lớn như: Hoa Kỳ, châu Âu, Nhật Bản… nhưng tại các nước mới nổi như: Thái Lan, Philippines, Indonesia, lượng xuất khẩu tăng gần 15%.

hang thu cong my nghe suc canh tranh chua cao
Sản phẩm chưa đa dạng về mẫu mã

Ông Vương Đăng Hoa - Phó giám đốc Trung Tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp Hà Nội - nhận định, thời gian qua, ngành TCMN xuất khẩu Việt Nam chưa tạo được sức cạnh tranh lớn so với Trung Quốc và các nước trong khu vực. Nguyên nhân do các doanh nghiệp ít đầu tư công nghệ vào sản xuất, thiếu hụt nguồn nguyên liệu chất lượng, mẫu mã thiếu sáng tạo, nhiều công đoạn sản xuất còn nhỏ lẻ chưa được chuyên môn hóa.

Bà Hà Thị Vinh - Tổng giám đốc Công ty TNHH gốm sứ Quang Vinh - trăn trở, bên cạnh số lượng, chủng loại, thời gian giao hàng, còn đòi hỏi chất lượng sản phẩm. Đây là áp lực rất lớn, bởi nguyên liệu đầu vào của ngành gốm sứ là cao lanh khai thác ở các vỉa khoáng sản, các tầng địa chất khác nhau thì chất lượng nguyên liệu sẽ có sự thay đổi khác nhau. Bản thân doanh nghiệp cung ứng nguồn nguyên liệu đầu vào cũng rất khó kiểm soát, ảnh hưởng đến đầu ra sản phẩm.

Cùng với lựa chọn đối tác cung cấp nguyên liệu, quy hoạch vùng nguyên liệu, việc đầu tư công nghệ, phòng thí nghiệm để đủ điều kiện phân tích nguồn nguyên liệu đầu vào là một vấn đề quan trọng. Tuy nhiên, bà Hà Thị Vinh cho rằng, việc một doanh nghiệp phải đầu tư nhà máy chế biến nguyên liệu nhưng chỉ phục vụ cho sản xuất của doanh nghiệp rất lãng phí, do chi phí đầu tư lớn, trong khi khấu hao rất chậm. Bà Expert Claire Driscoll - Chuyên gia về thiết kế mẫu sản phẩm TCMN (Hội đồng Anh) - cho rằng, hiện nay, việc phát triển ngành TCMN Việt Nam còn thiếu hệ sinh thái. Các hỗ trợ về vốn, đào tạo nhân lực, bảo vệ bản quyền… dù đã được quan tâm nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển.

Do đó, để hàng TCMN Việt Nam có thể mạnh mẽ vươn ra thế giới, cần có sự hỗ trợ quảng bá sản phẩm; chứng minh được các sản phẩm của Việt Nam có chất lượng cao, mang cá tính, văn hóa của người Việt. Ngoài ra, bà Expert Claire Driscoll cũng cho rằng, cần kết nối các nhà thiết kế với nghệ nhân, doanh nghiệp sản xuất, tạo ra sản phẩm chất lượng, đáp ứng nhu cầu.Ông Đào Hồng Thái - Phó giám đốc, Phụ trách Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp Hà Nội - nhận định, bên cạnh việc kết nối tạo thành một chuỗi sản xuất, nhằm tạo ra lượng sản phẩm lớn, đáp ứng được quy mô của nhà nhập khẩu, các doanh nghiệp cần đẩy mạnh phát triển sản phẩm mới, mang văn hóa của người Việt và “chạm tới cảm giác của người mua” mới có thể đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm TCMN.

Ông Đào Hồng Thái - Phó giám đốc, Phụ trách Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp Hà Nội:

Việc bảo hộ kiểu dáng công nghiệp đối với ngành hàng TCMN là cần thiết. Đặc biệt, cần lưu tâm thương hiệu của các hộ gia đình, chỉ dẫn địa lý mang tính chất địa điểm làng nghề, khẳng định được thương hiệu của Việt Nam khi xuất khẩu và bảo đảm được quyền lợi của doanh nghiệp.
                                                             
Theo: congthuong.vn

Ý kiến bạn đọc 0 bình luận
 
Gửi bình luận của bạn
(Bấm vào đây để nhận mã)
Gửi thông tin Nhập lại
 
 
                                

Bản quyền thuộc về:  Công ty cp Giáo dục và Đào tạo Hoàng Gia Quốc Tế
S
Ince 31-08-2010

Ban truyền thông quan hệ quốc tế - Hiệp hội làng nghề Việt Nam     

Phụ trách biên tập : Nhà báo Lê Kim Hoa       

Địa chỉ: T 16 Hàn Việt Tower- 348 Kim Ngưu, Q Hai Bà Trưng, Hà Nội

Văn phòng 1: Tầng 2 Tòa nhà 14a Khu đô thị Định Công - Quận Hoàng Mai _ Hà Nội - văn phòng Lineup

Văn phòng 2: 489 Hoàng Quốc Việt tầng 03                                             

International royal education & training.,jsc                                                

Tel: 024.73046226  Hot line; 0929805137 Viber - zalo :0929805137 

Email: irecvietnam@gmail.com   : facebook: irecvietnam,  


 

20
Đang xem:
72.409.786
Tổng truy cập: