KINH TẾ - KHỞI NGHIỆP - XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI
Những đôi giày sinh ra từ làng
(Ngày đăng: 21/05/2019   Lượt xem: 338)
Trước đây, với ưu thế về kiểu dáng, mẫu mã, giày dép Trung Quốc gần như chiếm thế độc tôn so với hàng nội địa. Vài năm trở lại đây, với sự đầu tư nâng cao về máy móc sản xuất, chú trọng chất lượng sản phẩm, kết hợp với sự khéo léo, tinh xảo, giày da truyền thống dần khẳng định vị trí, dần chiếm lĩnh thị trường trong nước, làm hài lòng người tiêu dùng.

Đổi thay trên mảnh đất làng nghề

Ông Nguyễn Lương Đức, Chủ tịch Hội da giày xã Phú Yên cho biết: Làng nghề giày da truyền thống của xã Phú Yên đã có truyền thống hàng trăm năm nay. Hiện trên toàn xã Phú Yên có khoảng 500 cơ sở sản xuất, gia công. Các cơ sở sản xuất, kinh doanh đã góp phần giải quyết việc làm cho trên 1 vạn lao động là người dân địa phương và các xã lân cận.

Có thế mạnh là dòng hàng giày da công sở với độ bền cao, giá thành phù hợp, cùng với sự tin tưởng của người tiêu dùng, giày da Phú Yên đang dần khẳng định được uy tín trên thị trường, trở thành địa chỉ tin cậy của nhiều khách hàng trong và ngoài nước. Việc sản xuất kinh doanh ổn định, đời sống của người thợ được nâng lên. Nhiều người trẻ ở Phú Yên đã và đang ở lại làm giàu bằng nghề truyền thống trên chính quê hương mình.

nhung doi giay sinh ra tu lang
Máy móc hiện đại đã hỗ trợ làng nghề nâng cao sản lượng sản phẩm đồng thời đáp ứng nhu cầu ngày càng khắt khe của người tiêu dùng

Từ chỗ có đến 70% thao tác làm thủ công, 30% phụ thuộc máy móc nhưng đến nay các cơ sở sản xuất hầu như đã đầu tư những máy công nghệ mới phục vụ cho công việc sản xuất. Giày da Phú Yên đều được gia công bằng máy móc từ công đoạn từ sản xuất, cắt may, đóng đế… tại làng nghề với 100% nguyên liệu là hàng trong nước. Đưa công nghệ máy móc vào sản xuất sẽ giảm được nhân công lao động, đồng nghĩa sẽ giảm được giá thành của sản phẩm, tăng cao sức cạnh tranh với sản phẩm nhập khác trên thị trường.

Ông Nguyễn Văn Thái, chủ cơ sở Thái Nga, nghệ nhân làm giày da lâu năm ở làng nghề Phú Yên cho hay: Trước kia hầu hết các công đoạn sản xuất đều làm thủ công, bây giờ có máy móc hiện đại can thiệp vào một số công đoạn phức tạp nên rút ngắn thời gian sản xuất, làm ra được nhiều sản phẩm hơn, chất lượng tốt hơn, mẫu mã đẹp hơn. Làm thủ công sẽ không đạt được số lượng và mẫu mã sản phẩm sẽ không đẹp bằng.

Ngày trước khi chưa có máy móc, một đôi dép người thợ phải khâu tay từng mũi một rất mất thời gian, bây giờ người thợ chỉ cần đưa vào máy khâu công nghiệp là có thể hoàn thành bước này, ông Thái chia sẻ.

Nền kinh tế ngày càng mở rộng, nhất là khi Việt Nam tham gia ký kết nhiều hiệp định thương mại tự do, làng nghề bắt buộc phải đổi mới để bắt nhịp với cơ chế thị trường, tạo ra những sản phẩm không chỉ đáp ứng được yêu cầu trong nước mà còn hướng tới xuất khẩu.

Xây dựng thương hiệu giày da Phú Yên

Với mục tiêu từng bước xây dựng thương hiệu, tiến tới có thể xuất khẩu sản phẩm, giày da Phú Yên luôn xác định thợ giày phải có kỹ thuật tiêu chuẩn quốc tế. Do vậy, các cơ sở sản xuất, gia công luôn coi trọng việc bồi dưỡng, nâng cao tay nghề kỹ thuật của người thợ giày để đáp ứng ngày càng tốt nhu cầu của thị trường trong và ngoài nước, ông Đức chia sẻ.

Những năm gần đây, Hội da giày xã Phú Yên đã mở các lớp đào tạo kỹ thuật nâng cao tay nghề cho những cơ sở làm giày trên địa bàn. Hội cũng đã phối hợp với Viện Da giày Trung ương tập huấn và hỗ trợ cho việc thiết kế, sáng tạo các mẫu giày mới tiêu chuẩn quốc tế. Với sự nỗ lực không ngừng của hội, chất lượng giày da Phú Yên ngày càng được nâng cao.

nhung doi giay sinh ra tu lang
Xây dựng và phát triển thương hiệu làng nghề là định hướng để nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm giày da Phú Yên

Để những sản phẩm da giày của làng nghề được nhiều người biết đến, Hội da giày Phú Yên đã tìm ra những định hướng mới nhằm quảng bá các sản phẩm làng nghề bằng các hình thức như tham gia các hội chợ, triển lãm…., đồng thời xây dựng website riêng của hội làng nghề để nâng cao độ phủ sóng cho da giày phú Yên. Ngoài 200 thương hiệu riêng của các cơ sở làm nghề, Hội da giày Phú Yên còn xây dựng một thương hiệu tập thể giày da Phú Yên. Với định hướng tuyên truyền để không có một cơ sở nào sản xuất hàng giả hàng nhái, tập trung sản xuất thương hiệu của mình để phát triển bền vững.

Bên cạnh đó, để bắt kịp thị trường, Hội da giày Phú Yên còn tạo dựng một mã truy xuất nguồn gốc hàng hoá cho sản phẩm làng nghề. Bởi theo ông Nguyễn Lương Đức: Trong thời buổi công nghệ phủ sóng rộng rãi, bất kỳ ai, chỉ với một chiếc smartphone là có thể truy xuất được hàng hoá của cơ sở nào và của làng nghề nào của xã Phú Yên.

Những hoạt động thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm da giày trên đã góp phần quảng bá hình ảnh sản phẩm truyền thống của quê hương Phú Yên. Đồng thời, tìm kiếm, tiếp cận những cơ hội liên kết kinh doanh mới. Hiện nay, thị trường tiêu thụ các sản phẩm da giày của địa phương chủ yếu trong nội địa, nhiều nhất là ở các tỉnh phía Bắc và thủ đô Hà Nội chiếm 80% thị phần, còn các tỉnh phía Nam khoảng trên 10%. Ngoài ra, đã có một số cơ sở sản xuất đưa sản phẩm vào các thị trường nước ngoài như Lào, Campuchia…

Để đáp ứng yêu cầu phát triển nghề truyền thống gắn với bảo vệ môi trường, UBND TP. Hà Nội đã ban hành quyết định thành lập Cụm công nghiệp làng nghề Phú Yên với tổng mức đầu hơn 200 tỷ đồng. Đây được coi là một tín hiệu vui trên con đường đẩy mạnh phát triển nghề da giày truyền thống ở Phú Yên.

Với sự nỗ lực của các nghệ nhân và người lao động trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm, tin tưởng nghề da giày truyền thống ở Phú Yên sẽ tiếp tục phát triển theo hướng hiệu quả, bền vững và người dân trong xã sẽ thực sự có cuộc sống phát triển từ nghề truyền thống.

 
Trước đây, với ưu thế về kiểu dáng, mẫu mã, giày dép Trung Quốc gần như chiếm thế độc tôn so với hàng nội địa. Vài năm trở lại đây, với sự đầu tư nâng cao về máy móc sản xuất, chú trọng chất lượng sản phẩm, kết hợp với sự khéo léo, tinh xảo, giày da truyền thống dần khẳng định vị trí, dần chiếm lĩnh thị trường trong nước, làm hài lòng người tiêu dùng.

Đổi thay trên mảnh đất làng nghề

Ông Nguyễn Lương Đức, Chủ tịch Hội da giày xã Phú Yên cho biết: Làng nghề giày da truyền thống của xã Phú Yên đã có truyền thống hàng trăm năm nay. Hiện trên toàn xã Phú Yên có khoảng 500 cơ sở sản xuất, gia công. Các cơ sở sản xuất, kinh doanh đã góp phần giải quyết việc làm cho trên 1 vạn lao động là người dân địa phương và các xã lân cận.

Có thế mạnh là dòng hàng giày da công sở với độ bền cao, giá thành phù hợp, cùng với sự tin tưởng của người tiêu dùng, giày da Phú Yên đang dần khẳng định được uy tín trên thị trường, trở thành địa chỉ tin cậy của nhiều khách hàng trong và ngoài nước. Việc sản xuất kinh doanh ổn định, đời sống của người thợ được nâng lên. Nhiều người trẻ ở Phú Yên đã và đang ở lại làm giàu bằng nghề truyền thống trên chính quê hương mình.

nhung doi giay sinh ra tu lang
Máy móc hiện đại đã hỗ trợ làng nghề nâng cao sản lượng sản phẩm đồng thời đáp ứng nhu cầu ngày càng khắt khe của người tiêu dùng

Từ chỗ có đến 70% thao tác làm thủ công, 30% phụ thuộc máy móc nhưng đến nay các cơ sở sản xuất hầu như đã đầu tư những máy công nghệ mới phục vụ cho công việc sản xuất. Giày da Phú Yên đều được gia công bằng máy móc từ công đoạn từ sản xuất, cắt may, đóng đế… tại làng nghề với 100% nguyên liệu là hàng trong nước. Đưa công nghệ máy móc vào sản xuất sẽ giảm được nhân công lao động, đồng nghĩa sẽ giảm được giá thành của sản phẩm, tăng cao sức cạnh tranh với sản phẩm nhập khác trên thị trường.

Ông Nguyễn Văn Thái, chủ cơ sở Thái Nga, nghệ nhân làm giày da lâu năm ở làng nghề Phú Yên cho hay: Trước kia hầu hết các công đoạn sản xuất đều làm thủ công, bây giờ có máy móc hiện đại can thiệp vào một số công đoạn phức tạp nên rút ngắn thời gian sản xuất, làm ra được nhiều sản phẩm hơn, chất lượng tốt hơn, mẫu mã đẹp hơn. Làm thủ công sẽ không đạt được số lượng và mẫu mã sản phẩm sẽ không đẹp bằng.

Ngày trước khi chưa có máy móc, một đôi dép người thợ phải khâu tay từng mũi một rất mất thời gian, bây giờ người thợ chỉ cần đưa vào máy khâu công nghiệp là có thể hoàn thành bước này, ông Thái chia sẻ.

Nền kinh tế ngày càng mở rộng, nhất là khi Việt Nam tham gia ký kết nhiều hiệp định thương mại tự do, làng nghề bắt buộc phải đổi mới để bắt nhịp với cơ chế thị trường, tạo ra những sản phẩm không chỉ đáp ứng được yêu cầu trong nước mà còn hướng tới xuất khẩu.

Xây dựng thương hiệu giày da Phú Yên

Với mục tiêu từng bước xây dựng thương hiệu, tiến tới có thể xuất khẩu sản phẩm, giày da Phú Yên luôn xác định thợ giày phải có kỹ thuật tiêu chuẩn quốc tế. Do vậy, các cơ sở sản xuất, gia công luôn coi trọng việc bồi dưỡng, nâng cao tay nghề kỹ thuật của người thợ giày để đáp ứng ngày càng tốt nhu cầu của thị trường trong và ngoài nước, ông Đức chia sẻ.

Những năm gần đây, Hội da giày xã Phú Yên đã mở các lớp đào tạo kỹ thuật nâng cao tay nghề cho những cơ sở làm giày trên địa bàn. Hội cũng đã phối hợp với Viện Da giày Trung ương tập huấn và hỗ trợ cho việc thiết kế, sáng tạo các mẫu giày mới tiêu chuẩn quốc tế. Với sự nỗ lực không ngừng của hội, chất lượng giày da Phú Yên ngày càng được nâng cao.

nhung doi giay sinh ra tu lang
Xây dựng và phát triển thương hiệu làng nghề là định hướng để nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm giày da Phú Yên

Để những sản phẩm da giày của làng nghề được nhiều người biết đến, Hội da giày Phú Yên đã tìm ra những định hướng mới nhằm quảng bá các sản phẩm làng nghề bằng các hình thức như tham gia các hội chợ, triển lãm…., đồng thời xây dựng website riêng của hội làng nghề để nâng cao độ phủ sóng cho da giày phú Yên. Ngoài 200 thương hiệu riêng của các cơ sở làm nghề, Hội da giày Phú Yên còn xây dựng một thương hiệu tập thể giày da Phú Yên. Với định hướng tuyên truyền để không có một cơ sở nào sản xuất hàng giả hàng nhái, tập trung sản xuất thương hiệu của mình để phát triển bền vững.

Bên cạnh đó, để bắt kịp thị trường, Hội da giày Phú Yên còn tạo dựng một mã truy xuất nguồn gốc hàng hoá cho sản phẩm làng nghề. Bởi theo ông Nguyễn Lương Đức: Trong thời buổi công nghệ phủ sóng rộng rãi, bất kỳ ai, chỉ với một chiếc smartphone là có thể truy xuất được hàng hoá của cơ sở nào và của làng nghề nào của xã Phú Yên.

Những hoạt động thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm da giày trên đã góp phần quảng bá hình ảnh sản phẩm truyền thống của quê hương Phú Yên. Đồng thời, tìm kiếm, tiếp cận những cơ hội liên kết kinh doanh mới. Hiện nay, thị trường tiêu thụ các sản phẩm da giày của địa phương chủ yếu trong nội địa, nhiều nhất là ở các tỉnh phía Bắc và thủ đô Hà Nội chiếm 80% thị phần, còn các tỉnh phía Nam khoảng trên 10%. Ngoài ra, đã có một số cơ sở sản xuất đưa sản phẩm vào các thị trường nước ngoài như Lào, Campuchia…

Để đáp ứng yêu cầu phát triển nghề truyền thống gắn với bảo vệ môi trường, UBND TP. Hà Nội đã ban hành quyết định thành lập Cụm công nghiệp làng nghề Phú Yên với tổng mức đầu hơn 200 tỷ đồng. Đây được coi là một tín hiệu vui trên con đường đẩy mạnh phát triển nghề da giày truyền thống ở Phú Yên.

Với sự nỗ lực của các nghệ nhân và người lao động trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm, tin tưởng nghề da giày truyền thống ở Phú Yên sẽ tiếp tục phát triển theo hướng hiệu quả, bền vững và người dân trong xã sẽ thực sự có cuộc sống phát triển từ nghề truyền thống.
                                                                                        Theo: congthuong.vn

Ý kiến bạn đọc 0 bình luận
 
Gửi bình luận của bạn
(Bấm vào đây để nhận mã)
Gửi thông tin Nhập lại
 
 
                                

Bản quyền thuộc về:  Công ty cp Giáo dục và Đào tạo Hoàng Gia Quốc Tế
S
Ince 31-08-2010

Ban truyền thông quan hệ quốc tế - Hiệp hội làng nghề Việt Nam     

Phụ trách biên tập : Nhà báo Lê Kim Hoa       

Địa chỉ: T 16 Hàn Việt Tower- 348 Kim Ngưu, Q Hai Bà Trưng, Hà Nội

Văn phòng 1: Tầng 2 Tòa nhà 14a Khu đô thị Định Công - Quận Hoàng Mai _ Hà Nội - văn phòng Lineup

Văn phòng 2: 489 Hoàng Quốc Việt tầng 03                                             

International royal education & training.,jsc                                                

Tel: 024.73046226  Hot line; 0929805137 Viber - zalo :0929805137 

Email: irecvietnam@gmail.com   : facebook: irecvietnam,  


 

15
Đang xem:
72.469.166
Tổng truy cập: