|
Làng nghề rèn Trung
Lương( TX Hồng Lĩnh)
|
Ông Nguyễn Trọng Thắng - Giám đốc Trung tâm tư vấn, hỗ trợ
phát triển KHCN tỉnh (LHH) cho biết: “Với hình thức sản xuất theo dây chuyền
liên kết phù hợp với xu hướng phát triển trong thời đại công nghệ và hội nhập, làm
thay đổi hình thức khép kín và cục bộ trước đây của kinh tế làng nghề . Không
những thế, hình thức này còn tập hợp được sự sáng tạo của nhiều nhiều nghệ
nhân, theo đó, các sản phẩm vừa đảm bảo được nét tinh xảo truyền thống riêng mà
vẫn có kiểu dáng, mẫu mã đẹp, hiện đại và phù hợp với thị hiếu thị trường. Mặt
khác, không như những sản phẩm truyền thống, hình thức này tận dụng tối đa các
nguồn nguyên liệu, nhằm tiết kiệm được nguồn tài nguyên đang ngày càng khan
hiếm hiện nay, nhất là các loại gỗ quý như: lim, táu, gọ…”.
Cùng với việc tổ chức lớp tập huấn, sinh hoạt nhóm lồng ghép
nhiều chuyến tham quan, học hỏi kinh nghệm ở tỉnh bạn cho các nhóm làng nghề,
LHH cũng chủ trì tư vấn cho các nhóm thực hiện sản xuất một số sản phẩm liên
kết chính thức. Trong tháng 8, chương trình tập huấn đào tạo kỹ năng sản xuất
sản phẩm liên kết cho các nhóm sở thích của 4 làng nghề: Đức Thuận, Trung lương,
Thái yên và Thạch Long trong 10 ngày đã trang bị cho các học viên từng công
đoạn kỹ thuật gia công, lắp ghép sản phẩm liên kết. Kết quả, 8 sản phẩm đầu
tay, gồm: 2 bộ bàn ghế, 1 giá để đồ nước uống, 1 giá để giầy dép, 2 khay dựng
hoa quả và 2 ghế ngồi làm bằng các loại vật liệu tốt kết hợp giữa gỗ với sắt
thép và mây tre.
Những thành công đó đã bước đầu minh chứng về một hướng phát
triển bền vững mới cho nền kinh tế làng nghề nhờ áp dụng các tiến bộ KHKT. Tuy
nhiên, để đủ sức đứng vững trong vận hội mới, làng nghề còn gặp không ít những khó
khăn, thử thách, nhất là thị trường tiêu thụ . Bởi vậy, cùng với LHH các nhóm
làng nghề cần năng động, tìm thị trường bền vững, nhằm quảng bá thương hiệu sản
phẩm liên kết của mình, tạo ra một nên kinh tế làng nghề mở có hiệu quả.
Theo báo hà tĩnh