Một
câu chuyện rất thú vị được GS-TS. Naohiro Kurose kể lại về trang phục truyền
thống Kimono của người Nhật. Sau thảm họa 2011, việc sản xuất trang phục truyền
thống Kimono tạm thời được chuyển qua cho các nghệ nhân tại Ninh Bình. Bất ngờ,
chính người Nhật phải thốt lên khi khả năng gia công, chất lượng sản phẩm sản
xuất tại đây “chất” hơn tại Nhật. Đây chỉ là một ví dụ nhỏ cho tiềm năng của
các làng nghề tại Việt Nam.
Thứ
hai, tăng cường phục hồi và phát triển các làng nghề được xem là giải pháp dài
hơi để giải quyết việc làm cho một lượng lớn người dân đang thất nghiệp. Nền
kinh tế thị trường cùng công cuộc hiện đại hóa luôn đòi hỏi một lực lượng lao
động có trình độ cao, đặc biệt về các yếu tố khoa học, công nghệ, tin học...
Tuy
nhiên, Chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc (UNDP) công bố Báo cáo Phát triển
con người (NHDR) thì số năm đi học trung bình của người Việt Nam năm 2011 chỉ
là 5,5 năm. Điều này phản ánh một sự trái chiều giữa yêu cầu chung và đáp ứng
thực tế về nguồn nhân lực chất lượng cao cho đất nước . Thế nên, theo thống kê
của Hội Làng nghề Việt Nam, với khoảng 2.790 làng nghề thủ công lớn nhỏ hiện
nay, có khoảng 24% lao động nông thôn được giải quyết việc làm trong tối thiểu
10 tháng mỗi năm.
Điển
hình là các ngành nghề gốm sứ, đồ gỗ, mây tre đan... luôn thu hút một lượng lớn
lao động mang tính ổn định cao. Rõ ràng, thay vì đổ hết tiền vào doanh nghiệp
bất động sản, ngân hàng, chứng khoán... đang suy thoái, chưa có dấu hiệu phục
hồi thì việc “nuôi sống” người dân, cung cấp việc làm, cải thiện đời sống người
dân nghèo tại các làng nghề sẽ là biện pháp cho một sự phát triển bền vững
trong tương lai.
Cuối
cùng, phát triển làng nghề sẽ kéo theo sự phát triển của nhiều lĩnh vực khác,
trong đó phải kể đến du lịch và thu hút đầu tư nước ngoài. Chính sự độc đáo
“khó tìm” của các sản phẩm sản xuất ở các làng nghề khiến du lịch làng nghề vài
năm gần đây trở nên quen thuộc và mang về hiệu quả cho nền kinh tế.
Điển
hình, làng gốm Bát Tràng (Gia Lâm) hiện nay thu hút đông đảo khách du lịch
trong và ngoài nước mỗi khi được dịp đến thăm Hà Nội . Theo thống kê của Ban
Quản lý chợ gốm sứ Bát Tràng, năm 2009 có 2.353 đoàn với 10.595 lượt khách quốc
tế, 10.000 du khách trong nước về tham quan du lịch, ký kết hợp đồng mua gốm sứ
tại Bát Tràng.
Rõ
ràng, bên cạnh những lợi ích mang tính kinh tế, xã hội... như là biện pháp “cứu
nền kinh tế nợ xấu” thì việc phát triển ngành nghề thủ công góp phần quan trọng
để “định vị thương hiệu” Việt Nam
trên trường quốc tế trong quá trình hội nhập.
Theo Đỗ Thiện
Doanh Nhân SG