KINH TẾ - KHỞI NGHIỆP - XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI
Hướng đi nào cho chuồn chuồn tre nói riêng và hàng thủ công mỹ nghệ nói chung?
(Ngày đăng: 04/09/2012   Lượt xem: 3298)

(Langnghevietnam.vn)  Bằng sự khéo léo, người thợ làng Yên (Thạch Xá, Thạch Thất, Hà Nội) đã biến những thanh tre vô tri vô giác thành những chú chuồn chuồn đầy màu sắc . Tuy nhiên, trước sự chênh lệch quá lớn về giá thành sản phẩm và chi phí sản xuất, cùng với việc tìm đầu ra ổn định cho sản phẩm vô cùng nan giải khiến người thợ làm chuồn chuồn tre gặp khó khăn trong việc duy trì và phát triển nghề.

Có mỗi gắn bó sâu nặng với người dân Việt Nam, chuồn chuồn đã đi vào các câu ca dao, câu hát, sự tích…. Ngày nay, quá trình đô thị hóa nhanh, những chú chuồn chuồn không còn nhiều như trước. Nhằm giữ gìn nét văn hóa của làng quê Việt Nam, người thợ thủ công đã làm ra những sản phẩm chuồn chuồn bằng tre. Ngay chân chùa Tây Phương có một nơi được mệnh danh là xóm “chuồn chuồn tre”. Nơi đây, người dân sống chủ yếu bằng nghề làm chuồn chuồn tre. Đến thăm gia đình anh Nguyễn Văn Tái chúng tôi không khỏi ngỡ ngàng bởi những sản phẩm chuồn chuồn tre. Các sản phẩm chuồn chuồn tre độc đáo về kiểu dáng, đa dạng về màu sắc. Nhưng theo anh cho biết số hộ gia đình làm chuồn chuồn tre ngày càng ít đi, quy mô ngày càng thu nhỏ.


Anh Nguyễn Văn Tái giới thiệu về con chuồn chuồn tre khổng lồ của mình

“Cơm áo không đùa với khách thơ”, câu nói này luôn đúng trong mọi hoàn cảnh, đặc biệt trong thời buổi kinh tế thị trường những mặt hàng đem lại hiệu quả kinh tế cao thì phát triển và ngược lại theo quy luật tất yếu sẽ phải tan rã. Trong tình hình kinh tế suy thoái, các ngành nghề nói chung và nghề thủ công mỹ nghệ nói riêng đều bị chững lại . Cùng chung số phận, nghề làm chuồn chuồn tre cũng đang gặp rất nhiều khó khăn do chưa có hướng phát triển đúng đắn mà quan trọng nhất là chưa tìm được thị trường tiêu thụ ổn định cho sản phẩm chuồn chuồn tre .

Nếu như 10 năm về trước, số gia đình làm chuồn chuồn tre ở Thạch Xá là 15 - 20 hộ gia đình thì đến bây giờ con số đó giảm sút nghiêm trọng những gia đình làm chuồn chuồn tre chỉ còn 4 - 5 hộ gia đình. Hiệu quả kinh tế của nghề làm sản phẩm chuồn chuồn tre mang lại không cao. Để có được một con chuồn chuồn tre người thợ đã phải làm nhiều công đoạn chẻ tre, vót thân và cánh chuồn chuồn, làm mỏ, lắp cánh, sơn, vẽ. Trong khi đó giá của mỗi sản phẩm chuồn chuồn tre là từ hai nghìn đến bốn nghìn đồng, người thợ chỉ được lãi vài trăm đồng trên một sản phẩm.

 anh2.jpg

Các em nhỏ cũng tham gia phụ giúp bố mẹ làm chuồn chuồn tre

Thu nhập bấp bênh, chuồn chuồn tre Thạch Xã chủ yếu được bán cho du khách đến thăm chùa Tây Phương. Chuồn chuồn tre được bán chạy nhất là vào những ngày hội chùa Tây Phương khách đến lễ, thăm quan mua về nhiều làm quà . Tuy nhiên một năm chỉ có vài ngày hội còn những ngày thường chuồn chuồn tre bán chậm đặc biệt là những ngày không phải là ngày lễ thì khách du lịch đếm trên đầu ngón tay tương ứng như vậy khách mua hàng cũng rất ít.

Thị trường trong nước nhỏ bé, những người thợ làm chuồn chuồn tre đã cất công tìm những mối làm ăn mới xuất khẩu sản phẩm chuồn chuồn tre nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế. Nhưng khách hàng nước ngoài cũng lắm rủi ro. Mừng rỡ với đơn đặt hàng của Nhật Bản nhưng trong lòng anh Tái vẫn không khỏi ưu tư, anh cho biết “Nhật Bản là thị trường khó tính, tuyển chọn sản phẩm rất kỹ. Đưa được sản phẩm chuồn chuồn tre sang thị trường Nhật Bản không phải dễ”.

 anh3.2.jpg

Những công đoạn cuối cùng để hoàn thành sản phẩm

Khách hàng khó tính, yêu cầu phải nâng cao mẫu mã và chất lượng sản phẩm là điều tất yếu. Nhưng khi sản phẩm đáp ứng được yêu cầu của khách hàng, họ vẫn có thể đơn phương hủy đơn đặt hàng. Khách đặt hàng sản phẩm chuồn chuồn tre là những công ty liên doanh, liên kết. Khi các mặt hàng thủ công mỹ nghệ tiêu thụ chậm thì các công ty thường đơn phương hủy hợp đồng, người thợ thủ công chính là những người bị thiệt hại nhiều nhất . Các sản phẩm đặt hàng có kiểu dáng, nước sơn, hình vẽ riêng biệt và giá của chúng cũng cao hơn giá chuồn chuồn tre bán bên ngoài thị trường. Vì vậy, nếu bị hủy đơn đặt hàng người thợ sẽ rất khó tiêu thụ sản phẩm đặt hàng.

Trước tình hình trên, rất cần các cơ quan chức năng, các ban ngành liên quan có những biện phát hỗ trợ, giúp đỡ tiêu thụ sản phẩm cho hàng thủ công mỹ nghệ cả nước và để những con chuồn chuồn tre mang đậm dấu ấn của làng quê Việt nói riêng, vững vàng bay qua lũy tre làng. Chúng tôi hy vọng sự góp sức của cộng đồng chung tay gìn giữ và nâng niu giá trị Việt. Chắc không  còn xa,  tương lai của hàng thủ công mỹ nghệ sẽ được nhìn nhận đúng giá trị của nó.

anh4.jpg

anh5.jpg

anh6.jpg

anh7.jpg

anh8.jpg

Một số sản phẩm chuồn chuồn tre

 

Ngọc Lan - Cao Hường

Ý kiến bạn đọc 0 bình luận
 
Gửi bình luận của bạn
(Bấm vào đây để nhận mã)
Gửi thông tin Nhập lại
 
 
                                

Bản quyền thuộc về:  Công ty cp Giáo dục và Đào tạo Hoàng Gia Quốc Tế
S
Ince 31-08-2010

Ban truyền thông quan hệ quốc tế - Hiệp hội làng nghề Việt Nam     

Phụ trách biên tập : Nhà báo Lê Kim Hoa       

Địa chỉ: T 16 Hàn Việt Tower- 348 Kim Ngưu, Q Hai Bà Trưng, Hà Nội

Văn phòng 1: Tầng 2 Tòa nhà 14a Khu đô thị Định Công - Quận Hoàng Mai _ Hà Nội - văn phòng Lineup

Văn phòng 2: 489 Hoàng Quốc Việt tầng 03                                             

International royal education & training.,jsc                                                

Tel: 024.73046226  Hot line; 0929805137 Viber - zalo :0929805137 

Email: irecvietnam@gmail.com   : facebook: irecvietnam,  


 

14
Đang xem:
72.471.988
Tổng truy cập: