KINH TẾ - KHỞI NGHIỆP - XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI
Công cụ hỗ trợ doanh nghiệp an toàn trong xuất khẩu
(Ngày đăng: 24/08/2012   Lượt xem: 783)

Trong tình hình khó khăn hiện nay, hầu hết DN có hàng xuất khẩu đang thiếu vốn, khó vay được từ ngân hàng với lãi suất ưu đãi mà lý do thường là có nợ xấu , các hợp đồng xuất khẩu nhiều rủi ro…

 cong-cu.jpg

Ông Antony Lee 

Tuy nhiên, đang có nhiều công cụ có thể giúp DN tiếp cận thuận tiện với ngân hàng, đảm bảo an toàn trong các hoạt động thương mại, an tâm mở rộng thêm các thị trường mới … đó là tham gia vào bảo hiểm tín dụng xuất khẩu và bảo hiểm giám đốc (D&O).

Hiện DN xuất khẩu không những gặp khó khăn về vốn, lãi vay cao, đơn hàng giảm, các thị trường truyền thống chưa phục hồi, khó khăn trong tìm thị trường mới mà còn đối mặt với áp lực phải chấp nhận các đơn hàng trả chậm , thời gian thanh toán kéo dài dẫn đến nguy cơ không được thanh toán . Đã có nhiều DN trong ngành thủy sản, sản phẩm gỗ, hạt điều… vì cần đơn hàng, muốn mở thêm thị trường chấp nhận điều kiện dễ dãi trong thanh toán và hậu quả là không thu được tiền, hoặc bị từ chối thanh toán, giảm giá thanh toán với rất nhiều lý do như hao hụt lúc vận chuyển, hàng kém chất lượng, thời gian giao hàng chậm …

Theo ông Phùng Đắc Lộc, Tổng Thư ký Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam, ngoài các rủi ro về phía đối tác, DN còn phải đối mặt với nhiều rủi ro khách quan khác như cháy nổ, mất mát, chìm tàu …dẫn đến việc mất trắng hàng hóa. Vì thế, đang có không ít DN ngần ngại trong việc tăng các hoạt động xuất khẩu, trong khi với tình hình khó khăn hiện nay việc tìm thị trường tiêu thụ là vô cùng quan trọng.

congcu.jpg

Cà phê là 1 trong nhóm mặt hàng nên tham gia bảo hiểm tín dụng xuất khẩu

Năm 2011, cả nước xuất khẩu gần 96 tỷ USD, nhập khẩu gần 110 tỷ USD, nhưng bảo hiểm hàng hóa thu được chỉ đạt 1.100 tỷ đồng, tương đương khoảng 50 triệu USD. Mặt khác, dù trong các hợp đồng mua bán hiện nay đều kèm điều kiện phải có bảo hiểm hàng hóa, nhưng thường khách hàng ép DN chấp nhận các công ty bảo hiểm nước ngoài. Với các công ty bảo hiểm nước ngoài, khi xảy ra sự cố họ thường có 1001 lý do để không bồi thường, trong khi DN trong nước lại không có khả năng ra nước ngoài kiện tụng . Bà Nguyễn Hồng Hà, Phó Giám đốc VCCI TP HCM cho biết, nếu kiện cáo thì mất thời gian, nhiều khó khăn nên hầu hết DN Việt Nam đều bị thua thiệt. Ông Antony Lee , Tổng Giám đốc Công ty Bảo hiểm Chartis Việt Nam cũng nhận xét, DN Việt Nam rất giỏi trong sản xuất, kinh doanh, khả năng tìm kiếm thị trường tiêu thụ nhạy bén, nhưng lại yếu trong việc quản lý các rủi ro. Trong khi đó, Việt Nam ngày càng hội nhập sâu vào kinh tế thế giới, ngày càng có nhiều FTA với các nước, các khu vực kinh tế lớn , nên kim ngạch XNK sẽ tăng và từ đó độ rủi ro trong thanh toán cũng sẽ tăng theo.

Vì thế DN Việt Nam cần có một công cụ bảo vệ hữu hiệu, một giải pháp toàn diện tránh rủi ro trong thanh toán, trong vận chuyển, trong các sự cố thiên tai, chính trị, chiến tranh…nhất là cần được nâng cao năng lực quản lý rủi ro, được tư vấn trong việc đánh giá đúng mức độ rủi ro trong các hợp đồng XNK . Hiện nay công cụ hữu hiệu giúp DN giải quyết các rủi ro trên là áp dụng Bảo hiểm tín dụng xuất khẩu.

 Bảo hiểm tín dụng xuất khẩu được Bộ Công Thương và Bộ Tài chính đưa ra với mục đích giúp DN xuất khẩu được đảm bảo an toàn trong XK. Trong Đề án “Tháo gỡ khó khăn cho DN trong sản xuất-kinh doanh” Bộ Công Thương cũng đã đề cập đến việc khuyến khích DN tham gia bảo hiểm tín dụng và xem như là một công cụ giúp DN tăng năng lực cạnh tranh , mở rộng ở thị trường các nước. Vì công cụ này tạo thêm điều kiện cho DN mạnh dạn chấp nhận bán hàng trả chậm, ngay cả ở những thị trường có mức độ rủi ro cao . Ngoài ra, công cụ còn giúp DN tăng uy tín với ngân hàng trong các quan hệ giao dịch, nhất là khi vay vốn và có điều kiện thương lượng được vay với lãi suất ưu đãi do chứng minh được độ an toàn, không xảy ra nguy cơ rủi ro trong thanh toán . Mục tiêu của bảo hiểm tín dụng xuất khẩu sẽ đạt 3% kim ngạch xuất khẩu trong năm 2013.

Bên cạnh đó, ngày nay các giám đốc, cán bộ cấp cao trong DN phải làm việc trong một môi trường pháp lý ngày càng nhiều biến động, luôn phải đối mặt với xu hướng không ngừng thay đổi của các bộ Luật, các tiêu chuẩn từ các nước, vì thế rất dễ sai sót trong quản lý , trong việc đưa ra các quyết định kinh doanh và còn có thể bị khiếu kiện từ nhân viên, cổ đông, các đối tác, các công ty cho vay…

Vì thế một loại hình bảo hiểm mới nhằm giúp các lãnh đạo xử lý và thoát ra các rủi ro trên, tạo thêm uy tín cho lãnh đạo DN vừa được Công ty Chartis Việt Nam đưa ra là bảo hiểm trách nhiệm giám đốc (D&O). Ông Antony Lee cho biết, về vật chất, mức trách nhiệm bảo hiểm D&O có thể lên đến 50 triệu USD cho các chi phí khi xảy ra kiện tụng, tranh chấp hhh hhh. Tham gia vào bảo hiểm D&O cũng sẽ giúp tăng nâng cao uy tín của giám đốc trong điều hành, quản trị DN, tăng uy tín lãnh đạo với các tổ chức tín dụng khi thảo luận xem xét cấp vốn… Ở một số nước trên thế giới, loại hình bảo hiểm D&O đang được xem là ưu tiên, là chuẩn mực cho những công ty niêm yết công khai và đội ngũ quản lý cao cấp. Hiện 95% các công ty hàng đầu trong danh sách Fortune tại Mỹ luôn duy trì bảo hiểm D&O.

- Những nhóm hàng Bộ Công thương khuyến cáo nên tham gia bảo hiểm tín dụng xuất khẩu thuộc lĩnh vực nông sản là thủy sản, cà phê, gạo, cao su, rau quả, tiêu, chè, điều, sắn - các loại sản phẩm từ sắn; nhóm hàng công nghiệp là dệt may, giày dép, điện tử-linh kiện máy tính, thủy tinh, gốm sứ, sản phẩm gỗ, mây tre cói- thảm, sản phẩm chất dẻo, dây điện-cáp điện, xe đạp và phụ tùng, túi xách-valy-mũ-ô dù, sản phẩm từ thép, máy móc thiết bị, phương tiện vận tải.

- 7 DN bảo hiểm được chọn triển khai thí điểm bảo hiểm tín dụng xuất khẩu là Tổng Công ty Bảo hiểm Bảo Việt, Tổng Công ty CP Bảo Minh, Tổng Công ty Bảo hiểm PVI, Công ty Liên doanh Bảo hiểm Bảo Việt Tokio Marine, Công ty Bảo hiểm QBE Việt Nam, Công ty TNHH Bảo hiểm Chartis Việt Nam và Công ty Bảo hiểm Liên Hiệp.

Theo VEN

 

Ý kiến bạn đọc 0 bình luận
 
Gửi bình luận của bạn
(Bấm vào đây để nhận mã)
Gửi thông tin Nhập lại
 
 
                                

Bản quyền thuộc về:  Công ty cp Giáo dục và Đào tạo Hoàng Gia Quốc Tế
S
Ince 31-08-2010

Ban truyền thông quan hệ quốc tế - Hiệp hội làng nghề Việt Nam     

Phụ trách biên tập : Nhà báo Lê Kim Hoa       

Địa chỉ: T 16 Hàn Việt Tower- 348 Kim Ngưu, Q Hai Bà Trưng, Hà Nội

Văn phòng 1: Tầng 2 Tòa nhà 14a Khu đô thị Định Công - Quận Hoàng Mai _ Hà Nội - văn phòng Lineup

Văn phòng 2: 489 Hoàng Quốc Việt tầng 03                                             

International royal education & training.,jsc                                                

Tel: 024.73046226  Hot line; 0929805137 Viber - zalo :0929805137 

Email: irecvietnam@gmail.com   : facebook: irecvietnam,  


 

6
Đang xem:
72.520.932
Tổng truy cập: