KINH TẾ - KHỞI NGHIỆP - XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI
Hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu: Làm gì để tăng lợi nhuận
(Ngày đăng: 24/08/2012   Lượt xem: 1393)
Mặc dù kim ngạch xuất khẩu 6 tháng đầu năm tăng 7-8% so với cùng kỳ nhưng phần lợi nhuận của DN lại sụt giảm tới mức đáng báo động điều này đã phản ánh rõ nét những yếu kém nội tại của ngành .

 hang-thu-cong-my-nghe-Xuat-.jpg

Theo số liệu thống kê của Hiệp hội xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam (Vietcraft) , 6 tháng đầu năm 2012 kim ngạch xuất khẩu của ngành đạt 860 triệu USD, tăng 7-8% so với cùng kỳ . Gốm sứ và mây tre là hai mặt hàng xuất khẩu chủ lực của ngành với tỷ trọng lần lượt là 40% và 35%.

Về thị trường, Mỹ hiện vẫn là thị trường lớn nhất của ngành thủ công mỹ nghệ Việt Nam (TCMN) với khoảng 40% tỷ trọng, tiếp đến là thị trường EU với khoảng 30% tỷ trọng . Ông Lê Bá Ngọc, Tổng thư ký Vietcraft cho rằng: Mỹ đang là thị trường rất tiềm năng của ngành bởi những năm gần đây xu hướng chuyển dịch đơn hàng từ thị trường EU sang thị trường Mỹ diễn ra khá rõ nét và người tiêu dùng Mỹ ngày một ưa chuộng sản phẩm TCMN của Việt Nam . Cụ thể, 6 tháng đầu năm 2011 kim ngạch xuất khẩu của ngành sang thị trường Mỹ đạt 300 triệu USD thì sang 6 tháng đầu năm 2012 đã tăng lên 400 triệu USD, đạt mức tăng trưởng khoảng 13%.

Ông Ngọc cũng cho biết, mặc dù kim ngạch xuất khẩu của ngành những tháng đầu năm có nhiều khởi sắc nhưng các DN trong ngành lại không vui bởi lợi nhuận thu về của DN thời điểm này chỉ đạt 10% so với cùng kỳ . Và đây là mức sụt giảm đáng báo động bởi với 10% lợi nhuận DN không đủ đầu tư cho tái sản xuất khi chi phí đầu vào ngày một tăng như hiện nay.

Với tâm trạng đầy lo lắng, bà Đỗ Thị Thanh Xuân, Giám đốc Công ty Vina Linen chia sẻ: Năm 2012 tình hình thị trường đúng là đã ấm dần lên, công ty chúng tôi cũng đã bắt đầu ký được hợp đồng và cũng đã nhận được vải gửi về từ các nhà nhập khẩu thế nhưng giá đơn hàng năm nay lại giảm trung bình khoảng 5% so với năm ngoái , cá biệt có những mẫu giảm tới gần 10% và với giá như thế này khéo co lắm thì cũng chỉ hòa vốn mà thôi.

Lý giải về nguyên nhân của tình trạng sụt giảm giá, ông Ngọc cho rằng: Bên cạnh những khó khăn về phía thị trường nhập khẩu thì những yếu kém nội tại của ngành TCMN là nguyên nhân chính gây nên tình trạng giá đơn hàng xuất khẩu cũng như giá trị sản phẩm TCMN của chúng ta thấp . Bao năm nay chúng ta vẫn chạy theo lối sản xuất đại trà, hàng loạt cho các nhà nhập khẩu lớn nên sản phẩm không tinh kéo theo giá thành thấp . Đó còn chưa kể đến một số nhà nhập khẩu lấy yêu cầu giảm 3-5% giá thành mỗi năm làm điều kiện hợp tác khiến giá sản phẩm đã thấp lại càng thấp hơn. Bên cạnh đó, do hạn chế về khâu thiết kế nên các DN sản xuất theo kinh nghiệm , dựa vào mẫu mã truyền thống và mô phỏng mẫu sản phẩm của nước ngoài là chủ yếu…nên sản phẩm TCMN của chúng ta thiếu sự sáng tạo và lạc hậu so với xu hướng phát triển của thế giới…

“Loại bỏ dần các đơn hàng sản xuất hàng loạt, giá rẻ, tập trung vào phát triển sản phẩm có hàm lượng chất xám cao, đặc biệt là những sản phẩm sử dụng ít nguyên liệu, đơn giản hóa mẫu mã và đưa yếu tố văn hóa dân tộc vào sản phẩm…là những điều DN nên làm nhằm gia tăng giá trị cho sản phẩm đồng thời tạo ưu thế với các nhà nhập khẩu”, ông Ngọc khuyến cáo.

Ông Ngọc cũng cho biết, hiện nay Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đang xây dựng văn bản hướng dẫn thực hiện Quyết định 11/2011/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về khuyến khích phát triển nguyên liệu mây tre lá, sau khi hoàn thành DN có thể tham gia xây dựng , phát triển nguồn nguyên liệu giúp chủ động trong sản xuất và hạ giá thành sản phẩm…

Được biết, vào cuối tháng 9/2012 Bộ Công Thương và Vietcraft sẽ khai trương Trung tâm thiết kế quốc gia về hàng TCMN, ngoài chức năng sáng tạo ra những mẫu mã mới Trung tâm còn có nhiệm vụ nghiên cứu xu hướng tiêu dùng của các thị trường và cung cấp cho DN . Hy vọng, sự ra đời của Trung tâm thiết kế sẽ tạo nên diện mạo mới cho ngành TCMN Việt Nam./.

Theo VEN

Ý kiến bạn đọc 0 bình luận
 
Gửi bình luận của bạn
(Bấm vào đây để nhận mã)
Gửi thông tin Nhập lại
 
 
                                

Bản quyền thuộc về:  Công ty cp Giáo dục và Đào tạo Hoàng Gia Quốc Tế
S
Ince 31-08-2010

Ban truyền thông quan hệ quốc tế - Hiệp hội làng nghề Việt Nam     

Phụ trách biên tập : Nhà báo Lê Kim Hoa       

Địa chỉ: T 16 Hàn Việt Tower- 348 Kim Ngưu, Q Hai Bà Trưng, Hà Nội

Văn phòng 1: Tầng 2 Tòa nhà 14a Khu đô thị Định Công - Quận Hoàng Mai _ Hà Nội - văn phòng Lineup

Văn phòng 2: 489 Hoàng Quốc Việt tầng 03                                             

International royal education & training.,jsc                                                

Tel: 024.73046226  Hot line; 0929805137 Viber - zalo :0929805137 

Email: irecvietnam@gmail.com   : facebook: irecvietnam,  


 

9
Đang xem:
72.520.869
Tổng truy cập: