KINH TẾ - KHỞI NGHIỆP - XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI
Làng nghề Trát Cầu: Bài toán khó trong xây dựng thương hiệu
(Ngày đăng: 21/11/2014   Lượt xem: 451)
5 năm thực hiện CVĐ "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” đã  giúp người dân Thủ đô ưu tiên lựa chọn hàng Việt, các doanh nghiệp cũng nỗ lực xây dựng cho mình những thương hiệu uy tín. Tuy nhiên, tại làng nghề truyền thống Trát Cầu, xã Tiền Phong, huyện Thường Tín (Hà Nội - địa phương cách trung tâm thành phố không xa nhưng ý thức người dân trong xây dựng và bảo vệ thương hiệu vẫn còn khá mơ hồ. 



Sản phẩm sản xuất tại Trát Cầu được bày bán khắp nơi

Nan giải đăng ký thương hiệu

Những đợt gió mùa Đông bắc tràn về cũng là lúc thôn Trát Cầu vào chính vụ sản xuất chăn, ga, gối, đệm. Có một thực tế, hàng hóa Trát Cầu rất hợp lý, đáp ứng nhu cầu của mọi khách hàng. 

Chị Nguyễn Thị Thảo (xã Lệ Chi, huyện Gia Lâm) khi đến với Trát Cầu không khỏi ngạc nhiên, với số tiền 80 nghìn đồng đã mua được cả một bộ sản phẩm gồm 2 vỏ gối, 1 vỏ bọc ga. "Chưa biết giá trị sử dụng tới đâu nhưng mẫu mã của bộ sản phẩm này chắc chắn không thua kém những sản phẩm tên tuổi hiện đang được bán trên thị trường”, chị Thảo khẳng định. 

Theo ông Nguyễn Trọng Vinh, trưởng cụm dân cư số 6 thôn Trát Cầu, Trát Cầu có nghề truyền thống bật bông nhưng nghề bật bông truyền thống hơn 100 năm tuổi đã không còn đất sống tại đây. Thay vào đó, người Trát Cầu đã thích ứng với sự đổi thay, đáp ứng nhu cầu thị trường từ hơn 10 năm nay với nghề sản xuất chăn, ga, gối, đệm. Đặc biệt, khoảng 3 năm gần đây, khi mạng xã hội phát triển, người Trát Cầu đã vượt qua những rào cản tâm lý, tiến xa hơn vào thế giới số bằng hàng loạt trang Web bán hàng qua mạng online. Thị trường rộng mở, hàng hóa Trát Cầu được tiêu thụ nhiều hơn, đời sống người dân cũng khấm khá dần theo năm tháng. 

Tuy nhiên, trong sự phát triển nhiều cơ sở kinh doanh, hộ gia đình tại Trát Cầu vẫn chưa ý thức được việc cần phải bảo vệ thương hiệu, hàng hóa sản phẩm cho phát triển lâu dài. Với những sản phẩm được sản xuất tại Trát Cầu, nhưng lại mang một nhãn hiệu Hàn Quốc như SingViHan, Everpon, Everons, Everony ... vẫn là một thực tế đau lòng. 

Anh Chung - một hộ sản xuất kinh doanh tại Trát Cầu bộc bạch: Không gắn mác chăn, ga, gối, đệm Hàn Quốc thì hàng bán ai mua. Có lẽ, căn nguyên gây ra tình trạng này do dân ta vẫn chuộng những sản phẩm na ná tây hoặc hơi giống Hàn Quốc. Cùng một chiếc chăn, ga nếu không gắn mác tây, có khi người dân không mua nhưng khi gắn mác thì hàng hóa lại đắt như tôm tươi. Việc người dân chỉ quan tâm đến những lợi ích trước mắt, chưa quan tâm đầu tư phát triển thương hiệu sản phẩm đang là bài toán nan giải tại Trát Cầu. 

Phạt cả làng! 

Các cơ sở kinh doanh nhỏ lẻ tại Trát Cầu cũng đã biết đến CVĐ "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, nhưng người dân vẫn chưa ý thức được việc cần phải xây dựng thương hiệu sản phẩm cho riêng mình.

Theo ông Nguyễn Trọng Vinh, tâm lý của đại bộ phận người Việt mình vẫn sính hàng ngoại, đây cũng chính là rào cản vô hình để Trát Cầu xây dựng cho mình được thương hiệu thuần Việt. Để phát triển lâu dài, UBND xã cũng quan tâm phát triển thương hiệu, khẳng định bản quyền, uy tín. Tuy nhiên, thương trường khốc liệt không tránh khỏi sự cạnh tranh. Chăn, ga, gối, đệm không chỉ ở Trát Cầu mới có mà rất nhiều làng quê khác cũng có. Vì thế, hiện Trát Cầu mới có khoảng 50% hộ đăng ký thương hiệu, 50% còn lại vẫn duy trì bán hàng chợ, không đăng ký. 

Về vấn đề này, bà Trần Thị Phương Lan, Phó giám đốc Sở Công thương Hà Nội cho biết: Trát Cầu không giống như làng nghề khác như sơn mài hay tranh thêu tay. Sở Công thương giao cho đội quản lý thị trường số 30 trực tiếp phụ trách quản lý huyện Thường Tín. Tuy nhiên, mỗi lần kiểm tra tại Trát Cầu, nhiều khi đội quản lý thị trường cũng phải bó tay vì nếu phạt sẽ phạt cả làng!

"Dừng sản xuất thì không được vì đây là kế sinh nhai của hàng trăm hộ dân. Từ đầu năm đến nay, đội quản lý thị trường số 30 cũng đã xử lý 2 vụ về vi phạm làm giả nhãn hiệu hàng hóa, nhưng đó chỉ là một doanh nghiệp đã đăng ký thương hiệu là Havico, Sanvit còn với các cơ sở kinh doanh chỉ ghi chung chung là chăn ga, gối, đệm Hàn Quốc thì Sở Công thương cũng không biết xử lý thế nào”, bà Lan khẳng định.
                                                                     Theo : daidoanket.vn
Ý kiến bạn đọc 0 bình luận
 
Gửi bình luận của bạn
(Bấm vào đây để nhận mã)
Gửi thông tin Nhập lại
 
 
                                

Bản quyền thuộc về:  Công ty cp Giáo dục và Đào tạo Hoàng Gia Quốc Tế
S
Ince 31-08-2010

Ban truyền thông quan hệ quốc tế - Hiệp hội làng nghề Việt Nam     

Phụ trách biên tập : Nhà báo Lê Kim Hoa       

Địa chỉ: T 16 Hàn Việt Tower- 348 Kim Ngưu, Q Hai Bà Trưng, Hà Nội

Văn phòng 1: Tầng 2 Tòa nhà 14a Khu đô thị Định Công - Quận Hoàng Mai _ Hà Nội - văn phòng Lineup

Văn phòng 2: 489 Hoàng Quốc Việt tầng 03                                             

International royal education & training.,jsc                                                

Tel: 024.73046226  Hot line; 0929805137 Viber - zalo :0929805137 

Email: irecvietnam@gmail.com   : facebook: irecvietnam,  


 

33
Đang xem:
72.471.675
Tổng truy cập: