KINH TẾ - KHỞI NGHIỆP - XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI
Ai bảo vệ người tiêu dùng?
(Ngày đăng: 10/03/2014   Lượt xem: 369)
Ngày Quốc tế Người tiêu dùng 15.3 năm nay có chủ đề Quyền An toàn của người tiêu dùng. Đây cũng chính là việåc đặt ra cho câu hỏi chưa được trả lời thấu đáo trong thời gian qua: ai bảo vệ người tiêu dùng?

Nguồn: ktdt.vn
Lo sợ, là cảm giác của bất cứ người tiêu dùng nào khi đi chợ, vì công tác kiểm soát thực phẩm trong quy trình từ nơi sản xuất đến tay người tiêu dùng chưa được quan tâm đúng mức. Vào các nhà hàng, người tiêu dùng cũng không thể an toàn được vì một số nơi vẫn sử dụng thịt, nội tạng đã bị thiu thối, hay rau có thuốc trừ sâu, chất độc hại vein chế biến. Các loại bánh kẹo, nước giải khát nhập lậu với đủ màu xanh, đỏ vein bán đầy các cổng trường học, khu vui chơi, hàng ngày đầu độc thế hệ trẻ...

Thực phẩm không bảo đảm an toàn vệ sinh được đưa vào thị trường nội địa trước hết là do khâu kiểm soát của các lực lượng chức năng cửa khẩu chưa chặt chẽ. Còn ở thị trường nội địa, khi các vụ ngộ độc thực phẩm xảy ra với số lượng người mắc lớn thì quả bóng trách nhiệm lại được đá từ cơ quan này sang cơ quan khác. Phải chăng đây là bất cập của việc quá nhiều bộ, ngành tham gia quản lý và xử lý trong lĩnh vực an toàn thực phẩm, trong khi chế tài xử phạt chưa đủ sức răn đe? Tuy nhiên, để bảo đảm an toàn thực phẩm, theo Phó cục trưởng Cục An toàn vệ sinh thực phẩm, Bộ Y tế Nguyễn Thanh Phong, trước hết cần rà soát lại các văn bản liên quan đến Luật An toàn thực phẩm để bảo đảm sự chặt chẽ giữa các văn bản, giúp quản lý hiệu quả an toàn, vệ sinh thực phẩm.

Thực tế, Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và Luật An toàn vệ sinh thực phẩm đã có hiệu lực hơn 2 năm nay, nhưng các văn bản hướng dẫn thi hành  được ban hành quá chậm. Các cơ quan chức năng không chỉ lúng túng vì chưa có văn bản hướng dẫn, mà còn thiếu cả kinh phí và nhân lực thực hiện. Đây là một trong những nguyên nhân khiến hàng giả, hàng nhái, hàng không bảo đảm vệ sinh thực phẩm vẫn có đất để sống. Mặt khác, người tiêu dùng vẫn lơ mơ không biết rõ 8 quyền và nghĩa vụ của mình, trong đó có quyền được an toàn. Do vậy, khi mua phải hàng không bảo đảm thì người tiêu dùng không biết đi kiện ở đâu và cơ quan nào sẽ là nơi hỗ trợ giải quyết khiếu nại. Để khắc phục hạn chế này, Phó cục trưởng Cục Quản lý cạnh tranh, Bộ Công thương Nguyễn Phương Nam cho rằng, từng ngành phải có biện pháp riêng để bảo vệ người tiêu dùng; tăng cường kiểm tra các cơ sở sản xuất, kinh doanh trong nước, cũng như thực phẩm nhập lậu.

Bộ Công thương vừa thành lập đường dây nóng về an toàn thực phẩm của lực lượng quản lý thị trường qua số điện thoại 1900 58 58 26 nhằm tiếp nhận, xử lý và sử dụng các tin báo của tổ chức, cá nhân về đối tượng, hành vi và các thông tin liên quan đến vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm. Tuy nhiên, người tiêu dùng vẫn băn khoăn về hiệu quả của đường dây nóng này, khi thời gian qua có khá nhiều đường dây nóng chưa thực hiện được chức năng và nhiệm vụ trong việc bảo vệ người tiêu dùng. Kết quả là người tiêu dùng hàng ngày vẫn phải đối mặt với thực phẩm mất an toàn và bệnh tật hoành hành. Người tiêu dùng vẫn đang mong chờ một phương thức đổi mới trong công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng để tránh những thiệt hại về kinh tế và sức khỏe.

                                                                                                                            Theo: daibieunhandan

Ý kiến bạn đọc 0 bình luận
 
Gửi bình luận của bạn
(Bấm vào đây để nhận mã)
Gửi thông tin Nhập lại
 
 
                                

Bản quyền thuộc về:  Công ty cp Giáo dục và Đào tạo Hoàng Gia Quốc Tế
S
Ince 31-08-2010

Ban truyền thông quan hệ quốc tế - Hiệp hội làng nghề Việt Nam     

Phụ trách biên tập : Nhà báo Lê Kim Hoa       

Địa chỉ: T 16 Hàn Việt Tower- 348 Kim Ngưu, Q Hai Bà Trưng, Hà Nội

Văn phòng 1: Tầng 2 Tòa nhà 14a Khu đô thị Định Công - Quận Hoàng Mai _ Hà Nội - văn phòng Lineup

Văn phòng 2: 489 Hoàng Quốc Việt tầng 03                                             

International royal education & training.,jsc                                                

Tel: 024.73046226  Hot line; 0929805137 Viber - zalo :0929805137 

Email: irecvietnam@gmail.com   : facebook: irecvietnam,  


 

3
Đang xem:
72.519.003
Tổng truy cập: