KINH TẾ - KHỞI NGHIỆP - XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI
Nghịch lý chuỗi giá trị nông sản
(Ngày đăng: 19/02/2014   Lượt xem: 442)
Một cân đường có giá bán xấp xỉ 21.000 đồng nhưng giá mía thu mua tại ruộng chỉ 950 đồng/kg. Một cân cà chua thu mua tại ruộng có giá 5.000 đồng trong khi người tiêu dùng phải mua 15.000 đồng/kg. Hay một ly cà phê pha sẵn cũng như một cân cà phê hạt có giá ngang nhau 40.000 đồng. Thực tế đó nói lên điều gì?



Làm cho người khác hưởng

Ông Nguyễn Viết Vinh, Tổng Thư ký Hiệp hội Cà phê - ca cao Việt Nam đã từng nói rất chua chát về hạt cà phê Việt Nam rằng, doanh nghiệp Việt Nam bán với giá trung bình 15.000 đồng/kg, nhưng sau khi qua chế biến, một cốc cà phê đã được nước nhập khẩu bán với giá 7USD. Trước đây, mặt hàng lúa gạo của chúng ta cũng từng bị Thái Lan nhập thô về để sơ chế và bán ra với giá cao hơn. 

Rất nhiều nông sản Việt Nam xuất khẩu phải mang thương hiệu nước khác vì nông sản Việt Nam phần lớn xuất thô với giá rẻ. Theo tính toán lượng gạo chuyển dịch trên thị trường thế giới hiện nay xấp xỉ 40 triệu tấn 1 năm, trong đó Việt Nam chiếm ¼ tập trung ở phân khúc gạo chất lượng trung bình.  

Cả gạo hay cà phê đang có tình trạng: các doanh nghiệp xuất khẩu cũng chỉ làm một nhiệm vụ, thu mua lúa gạo, cà phê  từ người nông dân, sau đó đóng gói và xuất theo hợp đồng. 

Nhưng không chỉ dừng lại ở việc xuất khẩu, ở nội địa, người nông dân vẫn đang bị lỗ. Vì giá nông sản thu mua tại ruộng rẻ mạt, không bù đủ chi phí phân bón, thuốc trừ sâu. Chẳng hạn như một 1 kg su hào tại huyện Chương Mỹ (Hà Nội) chỉ có giá 1000 đồng. Trong khi đó, cũng là mặt hàng này, đưa ra chợ, đến tay người tiêu dùng đã là 4.000 đồng/kg. Bản thân người làm ra nông sản chịu thiệt đủ đường. 

Nguyên nhân từ đâu? Vì hoạt động mua bán nông sản hiện nay chỉ mới dừng lại ở thời vụ, chỉ là những trao đổi thương mại nhỏ, ở cấp địa phương nên đội quân thương lái có thể tham gia và ép giá rất rõ ràng. Cảnh tượng mua bán bỗng nhiên trở nên ồ ạt đó tự phát, ai có hàng thì mạnh tay bán. Do đó, giá cả trồi sụt thất thường. Người nông dân luôn thấp thỏm "được mùa mất giá” và "được giá thì mất mùa”. 

Nhìn rộng hơn có sự thua thiệt đó là do chúng ta chưa tự nâng cao chuỗi giá trị gia tăng. Đời sống của nông dân không được cải thiện nhiều mặc dù đã xuất khẩu nhiều mặt hàng quan trọng như lúa gạo, cà phê, cao su, hạt điều, hạt tiêu, chè… nhưng giá bán rất thấp, chỉ khoảng 50-60% giá trung bình thế giới.

Chuyển từ đóng gói sang đóng bao

Chuyên gia kinh tế Phan Chánh Dưỡng (Giảng viên Đại học Fulbright) cho rằng giả sử đang làm lúa, hãy tìm cách để lúa tốt hơn, tăng chế biến biến sau thu hoạch ra gạo, bột, bánh… để vừa tạo thêm công ăn việc làm, vừa tăng thu nhập cho nông dân.

Nông nghiệp vẫn là một thế mạnh của Việt Nam, các loại nông sản đang mang lại một lượng ngoại tệ lớn về nước nhà. Nhưng ngoại tệ đó đang được đánh đổi bằng "mồ hôi” của người nông dân. "Cần phải có trong lựa chọn ngành hàng chiến lược, sản xuất theo chuỗi giá trị tạo ra những sản phẩm thị trường cần trên cơ sở chọn lựa từ tiềm năng, thế mạnh. Tức là chuyển từ đóng bao sang đóng gói để thu lại giá trị lớn hơn.

Theo ông Đặng Kim Sơn, Viện Chiến lược phát triển Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, những thế mạnh đó, chia làm 3 loại: Thế mạnh quốc gia (có thể xuất khẩu và cạnh tranh), thế mạnh vùng (có thể cung cấp đến các địa phương khác), thế mạnh nội tại địa phương (đặc sản, thế mạnh của từng xã, huyện trong tỉnh).

Sau khi tìm ra các thế mạnh, sẽ xây dựng chuỗi ngành hàng. Đơn cử như chuỗi ngành hàng lúa gạo, gồm 3 phần: Phần vùng sản xuất chuyên canh lúa gạo (chọn ra vùng có hiệu quả cao nhất, áp dụng cánh đồng mẫu, có hợp tác giữa doanh nghiệp và nông dân để sản xuất); Phần chế biến (làm tăng giá trị, đảm bảo tiêu chuẩn để vượt qua các rào cản kỹ thuật khi xuất khẩu…); Phần thương mại (có hệ thống tiếp thị để đưa sản phẩm vào thị trường với giá tốt nhất, ổn định nhất, thị trường an toàn nhất mà không qua trung gian). Các công đoạn này liên kết chặt chẽ với nhau. Vẫn biết rằng để giải quyết được bài toán nâng cao giá trị thì phải thực hiện cả một quá trình đồng bộ từ sản xuất tới thu hoạch, chế biến và tiêu thụ… Điều đó thật không dễ dàng. Nhưng cũng không thể làm.
                                                                                                Theo: daidoanket
Ý kiến bạn đọc 0 bình luận
 
Gửi bình luận của bạn
(Bấm vào đây để nhận mã)
Gửi thông tin Nhập lại
 
 
                                

Bản quyền thuộc về:  Công ty cp Giáo dục và Đào tạo Hoàng Gia Quốc Tế
S
Ince 31-08-2010

Ban truyền thông quan hệ quốc tế - Hiệp hội làng nghề Việt Nam     

Phụ trách biên tập : Nhà báo Lê Kim Hoa       

Địa chỉ: T 16 Hàn Việt Tower- 348 Kim Ngưu, Q Hai Bà Trưng, Hà Nội

Văn phòng 1: Tầng 2 Tòa nhà 14a Khu đô thị Định Công - Quận Hoàng Mai _ Hà Nội - văn phòng Lineup

Văn phòng 2: 489 Hoàng Quốc Việt tầng 03                                             

International royal education & training.,jsc                                                

Tel: 024.73046226  Hot line; 0929805137 Viber - zalo :0929805137 

Email: irecvietnam@gmail.com   : facebook: irecvietnam,  


 

10
Đang xem:
72.500.224
Tổng truy cập: