KINH TẾ - KHỞI NGHIỆP - XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI
Đạo luật Nông trại của Mỹ gây khó cho cá da trơn Việt Nam: Trước sóng cả, phải vững tay chèo
(Ngày đăng: 18/02/2014   Lượt xem: 344)
Quốc hội Mỹ vừa thông qua Đạo luật Nông trại (Farm Bill), trong đó có những quy định gây khó cho con cá tra Việt Nam. Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng, đây cũng là cơ hội để ngành cá tra Việt cơ cấu lại sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm và tìm kiếm nhiều thị trường mới, giúp khẳng định vị thế của nông sản Việt trong chuỗi giá trị toàn cầu.



Thách thức

Theo ông Nguyễn Tử Cương - Hiệp hội Cá tra Việt Nam:  Nông sản Việt phải đảm bảo  4 chữ A. A thứ nhất là an toàn thực phẩm; thứ 2 là an toàn cho môi trường; 3 là an toàn bệnh dịch và thứ 4 là an sinh xã hội.
Sau hơn 1 năm tranh cãi, Thượng viện Hoa Kỳ đã thông qua Dự luật ngân sách trợ cấp cho các nông trại trong đó có một điều khoản gây khó khăn cho mặt hàng cá da trơn xuất khẩu vào Mỹ. Theo đó, các sản phẩm xuất khẩu vào Mỹ phải dán nhãn xuất xứ nơi nuôi trồng, xây dựng kế hoạch thú y thủy sản quốc gia và đặc biệt phải là quốc gia được Mỹ công nhận được phép xuất khẩu thực phẩm thịt vào nước này. Quốc hội Mỹ cũng chuyển chức năng giám sát cá da trơn trong đó có cá tra và ba sa của Việt Nam đang do Cục Quản lý Thực phẩm & Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) quản lý, sang Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA). Nghĩa là, thay vì kiểm soát chất lượng vệ sinh thực phẩm, sẽ còn kiểm soát cả các vùng nuôi cá của Việt Nam. Như vậy, để được xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ, các vùng nuôi cá da trơn của Việt Nam phải nâng cấp để đạt tiêu chuẩn giống như các vùng nuôi cá hiện nay ở Mỹ đang áp dụng. 

Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho rằng việc Mỹ đưa ra những điều kiện nghiêm ngặt về chất lượng của con cá da trơn Việt Nam chỉ gây khó cho người nuôi vào thời gian đầu tiên mà thôi. Ông, Nguyễn Tử Cương, Hiệp hội Cá tra Việt Nam, Phó ban quản lý chất lượng và thương hiệu cá tra cho biết: Việt Nam đã tính trước và có sự chuẩn bị đối phó với những điều kiện ngày một khắt khe của các nước nhập khẩu nông sản Việt. Theo đó, nhiều hộ nuôi đã liên kết lại từng bước nâng cao chất lượng sản phẩm. Tất nhiên, trong thời gian đầu khi Đạo luật Nông trại của Mỹ có hiệu lực, Việt Nam sẽ gặp một số khó khăn. Nhưng ông Cương kỳ vọng rằng quan hệ Việt-Mỹ đã được nâng cấp lên quan hệ đối tác chiến lược. Theo đó Bộ Nông nghiệp hai nước sẽ phải ngồi lại cùng bàn lộ trình thích hợp để nông sản Việt đáp ứng được  Luật của Quốc hội Mỹ, nhưng đồng thời cũng không gây quá nhiều khó khăn cho Việt Nam trong quá trình chuyển đổi.



Đã đến lúc tái cấu trúc ngành hàng cá tra

Cơ hội nâng cao chất lượng sản phẩm

Theo ông Trương Đình Hòe, Tổng Thư ký Hiệp hội chế biến và xuất khẩu cá tra Việt Nam (Vasep), Đạo luật Nông trại Mỹ sẽ gây khó khăn một phần cho ngành hàng cá tra, nhưng nhìn từ giác độ phát triển, đó cũng là cơ hội để tự thay đổi, tái cấu trúc, đổi mới để phát triển, tăng năng lực cạnh tranh hơn. Thực tế, ngày càng nhiều vùng nuôi cá tra của doanh nghiệp và hộ gia đình Việt Nam đã được cấp chứng nhận đạt chuẩn Viet GAP, Global GAP, ASC, BAP, SQF 1000/2000CM, IFS, FOS… và các tiêu chuẩn quốc tế khác. Những chứng nhận này đều xoay quanh các vấn đề chính là bảo vệ môi trường sinh thái, an toàn vệ sinh thực phẩm, tránh nhiệm xã hội, truy xuất nguồn gốc, sức khỏe và phúc lợi xã hội. 

Theo ông Hòe, đến nay đã có trên 103 trại nuôi cá tra với khoảng trên 2.800 ha (chiếm khoảng 40% tổng diện tích nuôi cá tra) đã đạt các chứng nhận bền vững khác nhau. Cụ thể, hiện có khoảng 2.000ha mặt nước nuôi cá tra đạt chứng nhận GlobalGap, chiếm gần 40% tổng diện tích nuôi. Trong khi đó, tính đến hết năm 2013 đã có 35 vùng nuôi cá tra của 30 doanh nghiệp chế biến xuất khẩu cá tra Việt Nam đạt chứng nhận ASC. Nhiều doanh nghiệp còn đạt tất cả các chứng nhận trên như Vinh Hoan Corp, Hung Vuong Corp....

Nhiều ý kiến cho rằng, việc cần làm lúc này là cần tái cấu trúc tại toàn bộ ngành nông nghiệp trong đó có ngành thủy sản. Để tái cấu trúc ngành hàng cá tra thì việc sản xuất, chế biến và xuất khẩu cá tra cần được quy định là những hoạt động sản xuất kinh doanh có điều kiện. Trước tiên, Nhà nước phải tham gia vào việc điều chỉnh, kiểm soát được vùng nuôi và sản lượng cá tra, giảm sản lượng xuống để phù hợp với nhu cầu của thị trường hiện nay. Cụ thể, người dân, doanh nghiệp muốn nuôi cá tra xuất khẩu phải đăng ký với cơ quan quản lý nhà nước và các cơ quan này sẽ cấp một giấy chứng nhận nếu vùng nuôi cá tra hội đủ các điều kiện sản xuất theo quy định.
                                                                                            Theo: daidoanket
Ý kiến bạn đọc 0 bình luận
 
Gửi bình luận của bạn
(Bấm vào đây để nhận mã)
Gửi thông tin Nhập lại
 
 
                                

Bản quyền thuộc về:  Công ty cp Giáo dục và Đào tạo Hoàng Gia Quốc Tế
S
Ince 31-08-2010

Ban truyền thông quan hệ quốc tế - Hiệp hội làng nghề Việt Nam     

Phụ trách biên tập : Nhà báo Lê Kim Hoa       

Địa chỉ: T 16 Hàn Việt Tower- 348 Kim Ngưu, Q Hai Bà Trưng, Hà Nội

Văn phòng 1: Tầng 2 Tòa nhà 14a Khu đô thị Định Công - Quận Hoàng Mai _ Hà Nội - văn phòng Lineup

Văn phòng 2: 489 Hoàng Quốc Việt tầng 03                                             

International royal education & training.,jsc                                                

Tel: 024.73046226  Hot line; 0929805137 Viber - zalo :0929805137 

Email: irecvietnam@gmail.com   : facebook: irecvietnam,  


 

3
Đang xem:
72.519.155
Tổng truy cập: