KINH TẾ - KHỞI NGHIỆP - XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI
Nỗi lòng doanh nghiệp
(Ngày đăng: 17/02/2014   Lượt xem: 323)
Không ít nhận định của giới chuyên gia rằng, nền kinh tế đã và đang thoát đáy, với những dấu hiệu phục hồi rõ nét. Tuy nhiên, để nền kinh tế thực sự phát triển mạnh mẽ, còn rất nhiều điều cần phải làm. Và một trong những việc không thể chần chừ, đó là tạo lực đẩy cho khu vực doanh nghiệp (DN) vừa và nhỏ.



Doanh nghệp vừa và nhỏ khó tiếp cận nguồn vốn vay 
lẫn đầu ra cho sản phẩm

Là khu vực đóng góp tới 30% tăng trưởng GDP, song khu vực DN vừa và nhỏ (DNVVN) đang khá chật vật với những khó khăn chung của nền kinh tế. Số liệu thống kê của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, năm 2013, hơn 61.000 DN phải đóng cửa, giải thể hoặc ngừng hoạt động. Trong khi đó, dư địa khó khăn của nền kinh tế vẫn chưa hoàn toàn bị loại bỏ ngay trong năm 2014 này, thì cộng đồng DN vẫn tiếp tục phải đối diện với hàng loạt rào cản: Sức mua thấp, hàng tồn kho cao, khó khăn khi tiếp cận nguồn vốn từ hệ thống ngân hàng…

Những khó khăn nói trên giống như một "con trăn lớn”, vẫn đang "trườn đi” theo đường đi của nền kinh tế, tạo nên những rào chắn nhất định, kìm chân cộng đồng DNVVN. Điều này đòi hỏi rất cần thiết phải có những giải pháp hỗ trợ nhất định từ phía các nhà quản lý.

Và tất nhiên, trong suốt năm 2013 vừa qua, người ta đã chứng kiến những nỗ lực trong việc đưa ra các giải pháp nhằm gỡ khó cho cộng đồng DN như việc giảm thuế thu nhập DN, giảm lãi suất cho vay, thúc đẩy tiêu thụ hàng trong nước nhằm giảm lượng hàng tồn kho… Tuy nhiên, theo phản ảnh của nhiều DN, những sự hỗ trợ đó chưa thấm vào đâu đối với những gánh nặng đè trên vai các DN.

Ông Nguyễn Lê Anh, Giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn Lê Anh (chuyên sản xuất và kinh doanh các sản phẩm đồ nhựa tại Hà Nội) bày tỏ, chưa năm nào DN của ông lại làm ăn bết bát như năm 2013. Ông Lê Anh cho biết, các sản phẩm công ty sản xuất không chỉ gặp khó khăn do khó cạnh tranh với nhiều loại hàng nhập từ Trung Quốc, giá rẻ. Năm qua, công ty Lê Anh còn ngắc ngoải vì làm bao nhiêu chỉ lo trả nợ cho ngân hàng, vì lãi suất quá cao. Cho đến thời điểm này, những rào cản đã bớt đi nhiều, như việc lãi suất giảm khá sâu, hàng Trung Quốc cũng bị nhiều người tiêu dùng quay lưng, song nhưng những dư âm của thời khủng hoảng nhất vẫn còn kéo dài dai dẳng. "Để trụ vững, tôi đã phải cắt giảm nhân công và giảm các chi phí khác như vận chuyển và nhiều chi phí "râu ria” khác, trước hay chở hàng cho khách bằng ô tô, nay tôi yêu cầu công nhân chuyển hàng bằng xe máy” – ông Lê Anh cho biết.

Những khó khăn của cộng đồng DNVVN là điều đã hiển hiện rất rõ trong năm 2013. Song theo tâm tư của nhiều chủ DN trong cộng đồng này, việc hỗ trợ từ phía Nhà nước thời gian qua không thấm vào đâu so với những khó khăn, khủng hoảng mà họ phải trải qua. Và tất yếu, không ít trong số đó bày tỏ sự "chạnh lòng” vì họ đang được đối xử thiếu công bằng với khu vực DN có vốn đầu tư nước ngoài (DN FDI).

"Dường như, chúng ta đã và đang, tiếp tục ưu ái cho khối DN này” – vẫn vị giám đốc Công ty TNHH Lê Anh chia sẻ. Từ những ưu ái về mặt bằng, đất đai, đến những ưu ái về thuế, cho đến cả sự ưu ái về tiếp cận tín dụng… Tất cả những yếu tố có liên quan đến thúc đẩy sản xuất kinh doanh, các DN thuộc khu vực FDI đều gặp thuận lợi hơn. "Đơn cử như việc họ luôn có những địa thế đẹp để kinh doanh, là bởi, các địa phương dành những ưu ái cho họ, giá thuê mặt bằng rẻ, địa thế kinh doanh thuận lợi… bao giờ cũng là DN FDI được ưu tiên trước, rồi mới đến các DN trong nước” – ông Lê Anh phân tích.

Chỉ sơ qua vài nét, cũng có thể thấy, hiện các DN FDI đang nhận được nhiều ưu đãi đến mức nào, còn các DNVVN trong nước vẫn đang phải tự thân vận động, tự bơi giữa muôn vàn khó khăn của thương trường. Đó có lẽ cũng là lý do tại sao DNVVN Việt Nam ngày càng nhỏ đi tới mức co cụm lại trở thành siêu nhỏ vì phải tinh giản nhân công.

Suy cho cùng, chỉ có DN "ao ta” mới là những động lực phát triển chính của nền kinh tế. Vậy hà cớ gì các nhà quản lý lại không "rộng lượng hơn” đối với cộng đồng DN vừa và nhỏ, bởi họ mới chính là trụ cột chính của nền kinh tế nước nhà, chứ không phải các DN FDI.
                                                                                             Theo: daidoanket

Ý kiến bạn đọc 0 bình luận
 
Gửi bình luận của bạn
(Bấm vào đây để nhận mã)
Gửi thông tin Nhập lại
 
 
                                

Bản quyền thuộc về:  Công ty cp Giáo dục và Đào tạo Hoàng Gia Quốc Tế
S
Ince 31-08-2010

Ban truyền thông quan hệ quốc tế - Hiệp hội làng nghề Việt Nam     

Phụ trách biên tập : Nhà báo Lê Kim Hoa       

Địa chỉ: T 16 Hàn Việt Tower- 348 Kim Ngưu, Q Hai Bà Trưng, Hà Nội

Văn phòng 1: Tầng 2 Tòa nhà 14a Khu đô thị Định Công - Quận Hoàng Mai _ Hà Nội - văn phòng Lineup

Văn phòng 2: 489 Hoàng Quốc Việt tầng 03                                             

International royal education & training.,jsc                                                

Tel: 024.73046226  Hot line; 0929805137 Viber - zalo :0929805137 

Email: irecvietnam@gmail.com   : facebook: irecvietnam,  


 

4
Đang xem:
72.519.085
Tổng truy cập: