KINH TẾ - KHỞI NGHIỆP - XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI
Kỳ vọng kinh doanh: Việt Nam lọt nhóm lạc quan nhất
(Ngày đăng: 14/02/2014   Lượt xem: 321)

Theo ngân hàng HSBC, chỉ số kỳ vọng kinh doanh của hoạt động sản xuất Trung Quốc vẫn thấp hơn kỳ vọng so với những lĩnh vực sản xuất khác. Trong khi đó, Indonesia, Ba Lan và Việt Nam nằm ở nhóm lạc quan nhất.

Ngân hàng HSBC vừa đưa ra kết quả Chỉ số Phát triển kinh tế tại các thị trường mới nổi (Emerging markets Index - EMI). Theo đó, chỉ số EMI trong tháng Giêng đã giảm tháng thứ hai liên tiếp từ mức 51,6 điểm trong tháng 12 xuống còn 51,4 điểm. Điều này cho thấy sản lượng ở khắp các thị trường mới nổi toàn cầu tăng chậm hơn. Chỉ số EMI trong tháng Giêng là mức thấp nhất kể từ tháng 9 và thấp hơn mức 51,7 điểm - mức trung bình của năm 2013.

Sản lượng sản xuất tăng rất nhẹ so với tháng 12 và là mức tăng yếu hơn so với mức trung bình tám năm lịch sử khảo sát. Trong đó, tăng trưởng chậm hơn ở Trung Quốc và Brazil; sản lượng ở Nga và Indonesia đều giảm. Ấn Độ, Ba Lan, Đài Loan và Mexico lại có mức tăng trưởng mạnh hơn.

Trong tháng Giêng, hoạt động dịch vụ ở các thị trường mới nổi lớn nhất tăng chậm lại xuống mức thấp trong sáu tháng. Ấn Độ, Brazil, Trung Quốc, Nga đều có mức tăng trưởng yếu, hoặc giảm. 

Bên cạnh đó, Chỉ số sản lượng tương lai ở các thị trường mới nổi HSBC (HSBC Emerging Markets Future Output Index) - một chỉ số khảo sát kỳ vọng của các doanh nghiệp trong vòng 12 tháng đã phục hồi trong tháng Giêng nhưng vẫn còn yếu hơn so với mức trung bình của năm 2013. Lạc quan ngành sản xuất ở mức cao trong mười tháng, trong khi kỳ vọng của lĩnh vực dịch vụ lại rơi xuống mức thấp kỷ lục.

Cũng theo HSBC, trong tháng Giêng, chỉ số kinh doanh của hoạt động sản xuất Trung Quốc vẫn thấp hơn kỳ vọng so với những lĩnh vực sản xuất khác. Tiếp theo là Hàn Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ và Nga có kỳ vọng thấp, trong khi Indonesia, Ba Lan và Việt Nam nằm ở nhóm lạc quan nhất.

Theo bảng tổng hợp chi tiết chỉ số sản lượng, ở các thị trường mới nổi, Việt Nam có chỉ số sản xuất liên tục đi lên trong tháng 11,12/2013 và tháng 1/2014, với mức tăng đều trên 50 điểm.

 

 Chỉ số sản xuất của Việt Nam liên tục tăng điểm. Ảnh minh họa

Theo ông Pablo Goldberg -Giám đốc toàn cầu Khối Nghiên cứu thị trường mới nổi, mặc dù cả chỉ số EMI ngành sản xuất và dịch vụ đều giảm trong tháng Giêng, nhưng cả hai đều vẫn nằm trong ngưỡng tăng trưởng. Điều thú vị là chỉ số hoạt động tương lai cho thấy lĩnh vực sản xuất sẽ phục hồi trong khi lĩnh vực dịch vụ lại giảm, thể hiện nhiều kỳ vọng của sự phục hồi cho các ngành xuất khẩu.

Ông Pablo Goldberg cho rằng: “Chỉ số PMI ngành sản xuất thể hiện sự phục hồi kinh tế mặc dù giữa các quốc gia gia tăng nhiều sự khác biệt. Trong số các nền kinh tế thể hiện sự phục hồi, có các quốc gia như Mexico, Ba Lan, và Cộng hoà Séc đang nằm trong quá trình hồi phục mang tính chu kỳ rõ ràng được hỗ trợ bởi sự tăng trưởng ở các thị trường đã phát triển. Ngược lại, chỉ số PMI ở Thổ Nhĩ Kỳ, Brazil, Nga và Indonesia lại giảm..."

Hai chỉ số tích cực cho thấy còn có lý do để lạc quan tương đối về sự phục hồi các hoạt động kinh tế các thị trường mới nổi. Thứ nhất, đơn đặt hàng xuất khẩu mới đã cải thiện ở nhiều quốc gia. Thứ hai, chỉ số tổng hợp về đơn đặt hàng mới trong tương lai và hàng tồn kho tiếp tục tăng. Về mặt tiêu cực, chỉ số PMI ngành sản xuất của Trung Quốc đã giảm xuống dưới 50 điểm. Đây là tin không tốt đối với các thị trường mới nổi. Đồng thời, một sự kết hợp các chỉ số phụ PMI về hoạt động và giá cả cho thấy không còn cơ hội để nới lỏng tiền tệ hơn nữa. Cuối cùng, chỉ số phụ PMI về việc làm đã giảm ở khắp các ngành – điều này có thể làm tổn thương mức tiêu thụ nội địa, ông Pablo Goldberg phân tích.

 


 Trung Quốc đang có dấu hiệu chậm lại trong khi các nền kinh tế khác trong đó có Việt Nam lại đang có đà tăng.Nguồn: HSBC

Federic Neumann – Giám đốc Khối Nghiên cứu Kinh tế khu vực châu Á cho biết: “Bộ máy xuất khẩu của Trung Quốc vẫn còn nguội lạnh, nhưng Đài Loan lại đang tăng trưởng nhờ vào mặt hàng điện tử. Indonesia cũng có một sự phục hồi đáng khích lệ.”

Số liệu tháng Giêng cho thấy các điều kiện hoạt động của lĩnh vực sản xuất Trung Quốc giảm sút lần đầu tiên trong sáu tháng qua. Điều này phản ánh sản lượng sản xuất và đơn hàng mới có mức tăng trưởng yếu hơn. Các doanh nghiệp cũng cắt giảm nhân sự với tốc độ nhanh nhất kể từ tháng 3.2009.

Sản lượng sản xuất ở Hàn Quốc tăng trong tháng Giêng dù với tốc độ khá nhẹ. Đơn đặt hàng xuất khẩu mới tăng bốn tháng liên tiếp với tốc độ mạnh hơn nhờ vào đơn đặt hàng mới từ châu Âu, Bắc Mỹ và Nhật. Trong khi đó, các điều kiện hoạt động ở Đài Loan cải thiện tốt trong tháng tháng Giêng với sản lượng và đơn đặt hàng mới tăng mạnh.

Các điều kiện kinh doanh ở lĩnh vực sản xuất Indonesia tiếp tục tiến bộ ngay từ đầu năm. Mặc dù sản lượng giảm, đơn đặt hàng mới tăng ở mức nhanh nhất trong lịch sử khảo sát và đơn đặt hàng xuất khẩu mới cũng lần đầu tiên tăng kể từ tháng 5.2013. Trong khi đó, Việt Nam lấy lại đà tăng lĩnh vực sản xuất, nổi bật là sự tăng trưởng mạnh nhất của sản lượng kể từ tháng 4/2011 và hoạt động mua hàng cũng tăng nhanh nhất trong lịch sử khảo sát.

                                                                                         Theo: vnmedia.vn

 

Ý kiến bạn đọc 0 bình luận
 
Gửi bình luận của bạn
(Bấm vào đây để nhận mã)
Gửi thông tin Nhập lại
 
 
                                

Bản quyền thuộc về:  Công ty cp Giáo dục và Đào tạo Hoàng Gia Quốc Tế
S
Ince 31-08-2010

Ban truyền thông quan hệ quốc tế - Hiệp hội làng nghề Việt Nam     

Phụ trách biên tập : Nhà báo Lê Kim Hoa       

Địa chỉ: T 16 Hàn Việt Tower- 348 Kim Ngưu, Q Hai Bà Trưng, Hà Nội

Văn phòng 1: Tầng 2 Tòa nhà 14a Khu đô thị Định Công - Quận Hoàng Mai _ Hà Nội - văn phòng Lineup

Văn phòng 2: 489 Hoàng Quốc Việt tầng 03                                             

International royal education & training.,jsc                                                

Tel: 024.73046226  Hot line; 0929805137 Viber - zalo :0929805137 

Email: irecvietnam@gmail.com   : facebook: irecvietnam,  


 

8
Đang xem:
72.519.411
Tổng truy cập: