KINH TẾ - KHỞI NGHIỆP - XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI
Nâng cao năng lực hội nhập kinh tế
(Ngày đăng: 11/02/2014   Lượt xem: 334)

Những năm qua, đời sống vùng dân tộc và miền núi đã từng bước được nâng lên. Để có được kết quả này, ngoài việc nhiều chính sách hỗ trợ đồng bộ của Chính phủ đã được triển khai, thực hiện, thì nguồn vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (FDI) cũng đóng vai trò quan trọng.


Nhiều tiềm năng


Vùng dân tộc và miền núi chiếm 3/4 diện tích đất tự nhiên của cả nước, giữ vị trí phên dậu trong chiến lược đảm bảo an ninh quốc phòng, đồng thời cũng có nhiều tiềm năng để phát triển kinh tế, bởi có nhiều cửa khẩu quan trọng cho việc giao thương. Quan trọng hơn, đồng bào các dân tộc có truyền thống lao động cần cù, chăm chỉ, sáng tạo… Đây chính là những tiền đề quan trọng để thu hút vốn FDI đầu tư vào vùng miền núi và dân tộc.

Thi công nền đường trong Dự án cứu nạn, cứu hộ, tránh lũ Tuy An - Sơn Hòa nối quốc lộ 1A lên các vùng miền núi của tỉnh Phú Yên. Ảnh: Thế Lập - TTXVN

Tuy nhiên, chỉ số PCI (chỉ số năng lực cạnh tranh) của các tỉnh miền núi luôn nằm ở “tốp cuối”. Khu vực Tây Bắc, năm 2012, ngoài Lào Cai và Thái Nguyên được xếp vào nhóm điều hành “tốt”, thì các tỉnh còn lại đều rơi vào nửa cuối bảng xếp hạng. Kết quả này cho thấy một sự đánh giá chưa thực sự tích cực của cộng đồng doanh nghiệp về chất lượng điều hành kinh tế và cải cách thủ tục hành chính của nhiều tỉnh vùng miền núi, dân tộc.


Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, tính đến hết năm 2012, toàn vùng Tây Bắc đã thu hút được 375 dự án, với tổng số vốn đăng ký là 4,1 tỷ USD, tăng thêm 30 dự án so với năm 2011 và 52 dự án so với năm 2010, nhưng so với 14.500 dự án FDI của cả nước chỉ chiếm 2,6% số dự án của cả nước. Vùng Tây Nguyên, với nhiều tiềm năng, nhưng hết năm 2013, cũng chỉ thu hút được 139 dự án còn hiệu lực, với tổng vốn FDI đăng ký đạt khoảng trên 800 triệu USD, bằng 0,35% tổng vốn FDI đăng ký của cả nước.


Ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Công nghiệp và Thương mại Việt Nam (VCCI) cho rằng, vùng miền núi, dân tộc chưa trở thành điểm đến hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài là do yếu kém về cơ sở hạ tầng, chất lượng nguồn nhân lực…


Giải pháp nào?


Theo Tiến sĩ Phan Văn Hùng, Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc, giai đoạn 2005 - 2012, tổng nguồn vốn dành cho 16 chương trình mục tiêu quốc gia hướng đến các vùng nghèo, vùng khó khăn lên đến hơn 542.000 tỷ đồng. Trong điều kiện kinh tế chung còn khó khăn, con số này thực sự là một nỗ lực rất lớn của xã hội. Tuy nhiên, hiện đây vẫn là vùng nghèo nhất cả nước, người nghèo chủ yếu là đồng bào các DTTS, vùng sâu, vùng xa. Không những vậy, còn thường xuyên chịu ảnh hưởng của các hiểm họa thiên tai nguy cơ bị sa mạc hóa và những diện tích đất tốt đang bị mất đi… Để giải quyết được vấn đề này, một trong những vấn đề quan trọng là cần trang bị kiến thức, nâng cao năng lực hội nhập kinh tế quốc tế cho cán bộ các địa phương, nhất là vùng sâu, vùng xa, giúp họ hiểu rõ vận hội, nắm chắc thời cơ, hạn chế nguy cơ, đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói, giảm nghèo cho đồng bào các dân tộc.


Vấn đề quan trọng nữa là ưu tiên triển khai các dự án phát triển kinh tế - xã hội, giảm nghèo ở vùng DTTS và miền núi, nhất là các xã đặc biệt khó khăn, biên giới, vùng sâu, vùng xa. Nhà nước cần tiếp tục ưu tiên xây dựng hệ thống hạ tầng, tạo điều kiện cho phát triển kinh tế - xã hội; đồng thời cần tập trung triển khai các dự án giảm nghèo, tăng thu nhập cho đồng bào các dân tộc, thu hẹp dần khoảng cách thu nhập giữa các dân tộc, giữa các vùng. Hơn nữa, cần nghiên cứu hoàn thiện các hệ thống chính sách an sinh xã hội, triển khai các giải pháp, các chương trình hỗ trợ người nghèo, vùng nghèo, các đối tượng dễ bị tổn thương, nhằm hạn chế tác động, ảnh hưởng tiêu cực của quá trình hội nhập và toàn cầu hóa.


Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc, Giàng Seo Phử khẳng định: “Trong thời gian tới, cần tiếp tục kêu gọi các nguồn lực đầu tư, ủng hộ từ cộng đồng và các nhà từ thiện trong nước cũng như quốc tế, cũng như phát huy nội lực của các địa phương và người dân, các dòng họ, dòng tộc của đồng bào dân tộc để có thêm nguồn lực triển khai tốt nhất các chính sách của Đảng, Nhà nước, gắn với xây dựng nông thôn mới. Đồng bào các dân tộc chủ động, vươn lên sớm thoát nghèo. Một vấn đề nữa là việc sử dụng nguồn lực phải hết sức tiết kiệm, chống lãng phí, thất thoát và phải xử lý nghiêm những trường hợp sai phạm để đảm bảo các nguồn lực thực sự đến tay đối tượng được thụ hưởng một cách hiệu quả nhất”.

                                                                                                 Theo: baotintuc.vn

Ý kiến bạn đọc 0 bình luận
 
Gửi bình luận của bạn
(Bấm vào đây để nhận mã)
Gửi thông tin Nhập lại
 
 
                                

Bản quyền thuộc về:  Công ty cp Giáo dục và Đào tạo Hoàng Gia Quốc Tế
S
Ince 31-08-2010

Ban truyền thông quan hệ quốc tế - Hiệp hội làng nghề Việt Nam     

Phụ trách biên tập : Nhà báo Lê Kim Hoa       

Địa chỉ: T 16 Hàn Việt Tower- 348 Kim Ngưu, Q Hai Bà Trưng, Hà Nội

Văn phòng 1: Tầng 2 Tòa nhà 14a Khu đô thị Định Công - Quận Hoàng Mai _ Hà Nội - văn phòng Lineup

Văn phòng 2: 489 Hoàng Quốc Việt tầng 03                                             

International royal education & training.,jsc                                                

Tel: 024.73046226  Hot line; 0929805137 Viber - zalo :0929805137 

Email: irecvietnam@gmail.com   : facebook: irecvietnam,  


 

21
Đang xem:
72.519.618
Tổng truy cập: