KINH TẾ - KHỞI NGHIỆP - XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI
Kinh doanh và đám đông
(Ngày đăng: 10/02/2014   Lượt xem: 361)

Sự kiện McDonald's mở cửa đón khách đã gây ra cảnh đông người hiếm có ở một góc vòng xoay Điện Biên Phủ - Nguyễn Bỉnh Khiêm. Ảnh: Phạm Thái.

Đám đông thì ở đâu cũng có nhưng phải chăng đám đông ở Việt Nam có đặc điểm riêng "kiểu Việt Nam" mà nếu người kinh doanh biết khai thác thì sẽ tạo được lợi thế cạnh tranh?

Một doanh nhân từng kể rằng, cách đây vài năm anh đứng đợi bà xã vào mua đồ trong chợ Ngã tư sở (Thanh Xuân, Hà Nội) thì thấy có một đám người đang đi thì dừng xe máy lại bên đường cùng nhau ngửa mặt nhìn lên trời. Anh tò mò lắm vì một lúc sau anh vẫn thấy họ nhìn lên ngó nghiêng chỉ trỏ. Anh mới hỏi mọi người rằng nhìn cái gì thế? Một chị bảo: đâu biết nhìn gì đâu, thấy cả nhóm người nhìn lên thì tôi cũng đoán xem chắc có gì đó

Đám đông thì ở đâu cũng có nhưng phải chăng đám đông ở Việt Nam có đặc điểm riêng "kiểu Việt Nam" mà nếu người kinh doanh biết khai thác thì sẽ tạo được lợi thế cạnh tranh?

Một doanh nhân từng kể rằng, cách đây vài năm anh đứng đợi bà xã vào mua đồ trong chợ Ngã tư sở (Thanh Xuân, Hà Nội) thì thấy có một đám người đang đi thì dừng xe máy lại bên đường cùng nhau ngửa mặt nhìn lên trời. Anh tò mò lắm vì một lúc sau anh vẫn thấy họ nhìn lên ngó nghiêng chỉ trỏ. Anh mới hỏi mọi người rằng nhìn cái gì thế? Một chị bảo: đâu biết nhìn gì đâu, thấy cả nhóm người nhìn lên thì tôi cũng đoán xem chắc có gì đó lạ lắm nên cũng phải nhìn xem sao. “Ôi trời, bó tay kiểu người Việt Nam”, anh kết luận.

Nhiều người thường thắc mắc, sao người Việt mình hiếu kỳ lạ. Có đám xô xát, đụng xe y như rằng đám đông tụ họp lại, dừng xe ngay để coi, gây nghẽn giao thông cả tiếng đồng hồ là chuyện không ai ngạc nhiên, trừ ông bà Tây nào đi ngang qua mới thắc mắc. Mà không chỉ người đi bộ, người đi xe máy, xe hơi đều dừng xe lại xem, bác tài xe buýt cũng đi chậm lại ngoái cổ nhìn chút chút kẻo… bị thiệt. Họ ngó nghiêng hiếu kỳ, hỏi nhau loạn lên: cái gì thế, bị làm sao, có ai bị sao không? Thế sao rồi?... nhưng không ai giúp đỡ người bị hại.

Thậm chí khi không có chuyện gì, chỉ vài người cười đùa to tiếng là đã có dăm ba người tụm lại coi. Có lần phóng viên một tờ báo hỏi người xếp hàng cả trăm mét trước cửa quầy bán bánh trung thu gia truyền ở Hà Nội, tại sao chị xếp hàng mua bánh dù cực khổ thế này? Bà đáp tỉnh queo: Thấy người ta xếp mình cũng xếp thôi.

Tâm lý đám đông kiểu “thấy người ta làm tôi cũng làm” có thể sinh ra các hệ lụy đáng buồn như hôi bia ở Đồng Nai, đánh chửi nhau, xô xát ở các tiệm bán hàng gia truyền ở Hà Nội, cướp hoa ở các lễ hội, đập phá, xô xát ở Nhà máy Samsung Thái Nguyên… và vô số hậu quả khác gây tổn thương cho xã hội cả về vật chất lẫn tinh thần. 

Xã hội học còn có kết luận rằng đám đông không có mắt. Sự cô đơn trong đám đông là có, hay tâm lý một bộ phận con người phải lao vào đám đông và hành động như những người khác để chứng tỏ mình đang tồn tại. Tức sự cô đơn được lấp đầy bởi đám đông và có những cá nhân chỉ tìm thấy bản thân mình trong đám đông. Tâm lý đó xuất hiện ở những cá nhân đang ở nấc thấp trong tháp nhu cầu về đời sống tinh thần. Đời sống tinh thần càng ở nấc cao, người ta càng có nhu cầu thể hiện sự riêng biệt của bản thân nhiều hơn.

Nhưng nhiều lời khuyên trong martketing và kinh doanh khuyến khích người làm kinh doanh biết lợi dụng tâm lý đám đông, nhất là tâm lý tò mò trước những cái mới, lạ và thích là người đầu tiên sở hữu hàng hóa hay nếm, trải nghiệm món hàng đó. Bởi, khi là người đầu tiên, con người ta có cảm giác tự hào về bản thân và có cơ hội khoe với người khác. Hiện tượng xếp hàng mua cà phê Starbucks, hamburger McDonald’s - những món ăn uống quá đỗi bình thường với người nước ngoài nhưng ở Việt Nam bỗng dưng gây sốt xình xịch những ngày đầu xuất hiện được nhiều người gọi là kiểu Việt Nam: “Ôi dào, kiểu Việt Nam nó thế!”.

Nhưng khi làm kinh doanh, nếu bạn biết lợi dụng hiện tượng đó, tập trung vào dịch vụ và chất lượng để “gây cảm tình” với người tiêu dùng ngay từ đầu thì sẽ rất tốt. Song con dao sắc này cũng có lưỡi thứ hai, đó là khi bạn sơ sểnh một chút, lúng túng trước sự phản ứng ồn ào của đám đông hay ảo tưởng về “sự hấp dẫn” của mình mà gây mất lòng của đám đông thì người này sẽ nối chân người khác bỏ phiếu bằng chân, tức bỏ đi không ngó ngàng một lời giải thích chỉ bởi vì người bên cạnh… đã bỏ đi.

                                                                                                Theo: kinhtesaigon

Ý kiến bạn đọc 0 bình luận
 
Gửi bình luận của bạn
(Bấm vào đây để nhận mã)
Gửi thông tin Nhập lại
 
 
                                

Bản quyền thuộc về:  Công ty cp Giáo dục và Đào tạo Hoàng Gia Quốc Tế
S
Ince 31-08-2010

Ban truyền thông quan hệ quốc tế - Hiệp hội làng nghề Việt Nam     

Phụ trách biên tập : Nhà báo Lê Kim Hoa       

Địa chỉ: T 16 Hàn Việt Tower- 348 Kim Ngưu, Q Hai Bà Trưng, Hà Nội

Văn phòng 1: Tầng 2 Tòa nhà 14a Khu đô thị Định Công - Quận Hoàng Mai _ Hà Nội - văn phòng Lineup

Văn phòng 2: 489 Hoàng Quốc Việt tầng 03                                             

International royal education & training.,jsc                                                

Tel: 024.73046226  Hot line; 0929805137 Viber - zalo :0929805137 

Email: irecvietnam@gmail.com   : facebook: irecvietnam,  


 

5
Đang xem:
72.500.418
Tổng truy cập: